logo-header.png

Nghiệm thu hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng

Chia sẻ:

Việc thực hiện nghiệm thu công trình là vô cùng cần thiết, là những căn cứ cho sự đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã thực hiện với chủ đầu tư theo đúng hợp đồng xây dựng và tuân thủ các quy trình xây dựng đúng pháp luật. 

Nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (PCCC)

Sau khi hoàn thành hạng mục hoặc công trình, Chủ đầu tư phải đề nghị cơ quan Cảnh sát PCCC đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC trước khi đưa công trình vào sử dụng.

Nghiệm thu về PCCC bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao. Riêng đối với các bộ phận của công trình có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

Chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đủ điều kiện vận hành độc lập, bảo đảm an toàn về PCCC và phải được cơ quan Cảnh sát PCCC kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa phần công trình đó vào sử dụng. 

Hồ sơ nghiệm thu về PCCC bao gồm

– Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát PCCC;

– Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC;

– Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống PCCC;

– Các bản vẽ hoàn công hệ thống PCCC và các hạng mục liên quan đến PCCC phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;

– Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống PCCC và các hệ thống liên quan đến PCCC của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;

– Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến PCCC;

– Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống PCCC.

– Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

Hoàn công 

Hoàn công là công đoạn hoàn thiện tính pháp lý cho công trình. Bên cạnh đó, hoàn công thể hiện những sửa đổi, thay đổi về thực trạng đất, công trình nhà cửa đó sau quá trình thi công. Đây chính là thủ tục bắt buộc mà sớm hay muộn chủ đầu tư cũng phải thực hiện. 

Hơn nữa để tránh rắc rối phát sinh sau này trong việc sửa chữa, làm mới hay bán nhượng lại, CĐT phải thực hiện hoàn công để hợp thức hóa mảnh đất, căn nhà đó về mặt pháp lý. Từ đó giúp cho việc trao đổi mua bán, sang nhượng đất đai, nhà ở dễ dàng nhất.

Thành phần hồ sơ hoàn công bao gồm:

– Giấy phép xây dựng: Là xác nhận cho phép thực hiện việc xây dựng công trình trong phạm vi được cấp phép đối với mỗi cá nhân, tổ chức.

– HĐ xây dựng ký kết giữa các bên (nếu có): Chủ sở hữu, chủ đầu tư,  đơn vị thiết kế, giám sát, thi công. Hợp đồng này thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ của mình trong dự án công trình xây dựng đó. Nó được soạn thảo ra giấy làm nhiều bản và có ký kết, lưu giữ lại.

– Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: Có form sẵn, chỉ cần điền đầy đủ, chính xác các thông tin vào.

– Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản thẩm định bản vẽ thiết kế xây dựng công trình.

– Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng: Chỉ áp dụng khi thi công công trình có sai hoặc khác so với bản vẽ thiết kế ban đầu.

– Các báo cáo về kết quả kiểm định, thử nghiệm (nếu có).

– Giấy tờ, hồ sơ xác nhận về an toàn PCCC, vận hành thang máy của các đơn vị, cơ quan Nhà nước đối với công trình xây dựng đó (nếu có).

Nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng 

Nghiệm thu hoàn thành được thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng.

Chủ đầu tư cần trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng.

Nội dung công tác nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng:

– Kiểm tra hiện trường;

– Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp (kỹ, mỹ thuật) của hạng mục hoặc toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.

– Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.

– Kết quả đo đạc, quan trắc lún và biến dạng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay) của các hạng mục công trình (trụ tháp, nhà cao tầng hoặc kết cấu nhịp lớn, …) trong thời gian xây dựng (ngay sau khi thi công móng cho đến thời điểm nghiệm thu), đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.

– Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt, quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước, của ngành hiện hành được chấp thuận sử dụng và những điều khoản quy định tại hợp đồng xây lắp;

– Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô công trình, chủ đầu tư xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp phục vụ nghiệm thu.

– Sau khi kiểm tra, nếu hạng mục hoặc toàn bộ công trình có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù hợp quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận sử dụng, bảo đảm an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, có đầy đủ hồ sơ tài liệu hoàn thành và hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý nhà nước về chất lượng có biên bản kiểm tra chấp thuận thì chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu theo phụ lục số 7, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.

+ Với các hạng mục phụ như nhà xe, tường rào, nhà bảo vệ, sân đường nội bộ, … chủ đầu tư và các bên liên quan chủ động kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu (trên cơ sở các biên bản nghiệm thu công tác xây lắp) sau khi hạng mục hoàn thành, không cần có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của cơ quan Quản lý Nhà nước.

+ Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu.

– Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký, đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Thi công phòng sạch đạt chuẩn GMP/ISO

Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc tổ chức nghiệm thu:

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu, tổ chức công tác nghiệm thu, theo đúng Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng, cụ thể như sau:

– Trong quá trình thi công, chủ đầu tư phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đơn vị tư vấn, thi công trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, kịp thời có biện pháp xử lý khi có vi phạm, kể cả đình chỉ công việc, thay thế bằng đơn vị mới.

– Kiểm tra tư cách pháp lý, chế độ trách nhiệm khi thực hiện nghiệm thu:

+ Chủ đầu tư phải kiểm tra thành phần các bên tham gia nghiệm thu, tính hợp lệ của các thành viên tham gia nghiệm thu (các thành viên này phải là đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu).

+ Trong mọi biên bản nghiệm thu đều phải ghi rõ tên cụ thể của các tổ chức đã tham gia nghiệm thu (Chủ đầu tư; Doanh nghiệp nhận thầu, đơn vị thi công trực tiếp, tổ chức tư vấn giám sát thi công, …).

+ Mọi thành viên khi ký biên bản nghiệm thu đều phải ghi rõ họ tên, chức vụ bên dưới chữ ký.

+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư làm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, quyết toán vốn đầu tư và thực hiện đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật.

+ Trong quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định số 209/2004/NĐ-CP). Khi nghiệm thu công việc xây dựng (bước 1); nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp (bước 2), quy định bắt buộc các bên tham gia nghiệm thu chỉ phải ký biên bản (ghi rõ họ tên, chức vụ), không phải đóng dấu, bởi vậy Chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu. Chủ đầu tư và các bên có liên quan (Tổ chức tư vấn do Chủ đầu tư thuê giám sát thi công, Doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, Tổ chức tư vấn thiết kế) phải có biện pháp kiểm soát trách nhiệm và kết quả làm việc của các thành viên đã tham gia nghiệm thu.

Chú ý:

– Trong trường hợp Chủ đầu tư tự giám sát thi công, báo cáo của tổ chức tư vấn giám sát phải thay thế bằng báo cáo của cán bộ giám sát của Chủ đầu tư.

– Chủ đầu tư có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tư vấn thiết kế công trình; nhà sản xuất hoặc cung cấp thiết bị công nghệ lắp đặt vào công trình phải soạn thảo, cung cấp tài liệu, văn bản Hướng dẫn quản lý vận hành sử dụng thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình; Hướng dẫn quản lý, vận hành, sử dụng công trình.

Hồ sơ nghiệm thu hoàn thành công trình bao gồm:

+ Giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy của Phòng Cảnh sát PCCC –  Công an Tỉnh.

+ Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên & Môi trường (nếu công trình thuộc loại phải đăng ký môi trường)

+ Giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

+ Cho phép sử dụng những công trình kỹ thuật hạ tầng ngoài hàng rào (việc đấu nối điện, cấp thoát nước, giao thông…).

+ Văn bản kiểm tra hệ thống chống sét.

Công tác gán tài sản trên đất 

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Quyết định giao đất hoặc quyết định cho thuê đất

– Giấy phép xây dựng trong trường hợp phải xin giấy phép xây dựng

– Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất có mục đích sử dụng đất phù hợp với mục đích xây dựng công trình; 

– Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng);

– Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công Bản vẽ thiết kế công trình và bản vẽ hoàn công;

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có);

– Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp chủ sở hữu công trình không đồng thời là người sử dụng đất.

Trên đây là một số thông tin về giai đoạn nghiệm thu hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết, rõ ràng hơn hãy liên hệ ngay với chúng tôi Hotline/zalo: 0945.255.457  

CÔNG TY CỔ PHẦN GMP GROUPS

Địa chỉ: Số 273 Hoa Ban, KĐT Sinh thái Ecoriver, phường Hải Tân, tp Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Hotline/zalo: 0945.255.457 – Website: gmpgroups.com.vn  – Email: info@gmpgroups.com.vn