logo-header.png

Quy trình thiết kế – thẩm duyệt thiết kế cơ sở dự án đầu tư

Chia sẻ:

Sau khi hoàn thành xong thiết kế cơ sở, thiết kế này sẽ đưa ra hội đồng thẩm định để đánh giá chất lượng của công trình xây dựng đó. Đơn vị có thẩm quyền thẩm định thiết kế cơ sở phụ thuộc vào đơn vị chủ trì và loại hình dự án xây dựng.

Pháp luật hiện hành đã quy định như thế nào về vấn đề hồ sơ cũng như trình tự thực hiện thiết kế – thẩm duyệt thiết kế cơ sở? GMP Groups sẽ cùng quý chủ đầu tư tìm hiểu về vấn đề này. Đặc biệt đối với các nhà máy dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm BVSK.

Lập – Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường – ĐTM nhà máy dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm BVSK

Mục tiêu chính của việc lập đánh giá tác động môi trường là giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp đối với môi trường như thế nào, từ đó có thể đưa ra những giải pháp kịp thời nếu công ty thải ra chất thải có tương tác xấu đến môi trường. Song song tạo sự ràng buộc của tổ chức với môi trường xung quanh, bảo vệ môi trường trong lành hơn. 

Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm BVSK

Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án và khảo sát môi trường của dự án: điều kiện địa lý – địa chất, môi trường tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến dự án.

Bước 2: Xác định các nguồn có thể gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Xác định các loại chất thải có thể phát sinh trước và sau quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.

Bước 3: Thu thập các mẫu khí thải, chất thải đã xác định từ trước đó sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.

Bước 4: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.

Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án, các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.

Bước 6: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

Bước 7: Tiến hành tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.

Bước 8: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

Thành phần hồ sơ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm BVSK:

– 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

– 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;

– 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường. (Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.)

Lập – phê duyệt thiết kế PCCC dự án đầu tư

Thẩm duyệt PCCC là một trong số những công việc thuộc yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở theo Nghị định 136/2020-NĐ-CP. Việc thẩm duyệt thiết kế PCCC dự án đầu tư trong khu công nghiệp phải do đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện, sau đó phải được cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt, nghiệm thu. Công tác thẩm duyệt PCCC, hồ sơ dự án và thiết kế, dự án, công trình hay hạng mục công trình khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiết kế về PCCC do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải được thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy trước khi thi công.

Cơ sở pháp lý của việc thẩm duyệt thiết kế PCCC cho dự án 

– Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013;

– Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 của Chính phủ;

– Thông tư số 66/2014/TT-BCA, ngày 16/12/2014 của Bộ Công an;

– Thông tư số 150/2014/TT-BTC, ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.

Thành phần hồ sơ phê duyệt thiết kế PCCC dự án

– Bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC & Chống sét (02 bộ bản chính);

– Giấy thuyết minh kỹ thuật (01 bộ bản chính);

– Giấy uỷ quyền (01 bộ bản chính);

– Đơn xin thẩm duyệt (01 bộ bản chính);

– Giấy phép kinh doanh (01 bộ photo);

– Giấy chứng nhận đầu tư (01 bộ photo);

– Hợp đồng thuê đất (01 bộ photo);

– Giấy quy hoạch.

Lập, thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư 

Thành phần hồ sơ thẩm định thiết kế cơ sở dự án 

– Tờ trình thẩm định thiết kế cơ sở (theo Mẫu số 01 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ);

– Hồ sơ thẩm định:

     + Hồ sơ khảo sát xây dựng phục vụ lập dự án;

     + Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi;

     + Thiết kế cơ sở bao gồm bản vẽ và thuyết minh.

     + Hồ sơ năng lực của các nhà thầu.

Văn bản pháp lý:

     + Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

     + Quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án thực hiện theo Luật Đầu tư 2014 (nếu có);

     + Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển (hoặc tuyển chọn theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền;

     + Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án;

     + Quy hoạch chi tiết 1/500 (quy hoạch 1/2000 đối với khu công nghiệp quy mô trên 20 ha) được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch của dự án;

     + Văn bản cho ý kiến về giải pháp phòng cháy chữa cháy; báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

     + Văn bản thỏa thuận độ cao tĩnh không (nếu có);

     + Các văn bản thông tin, số liệu về hạ tầng kỹ thuật đô thị (nếu có);

     + Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có).

Lập, phê duyệt kỹ thuật và dự toán 

Thành phần hồ sơ:

 – Tờ trình thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình (theo Mẫu số 06 Phụ lục II của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ);

– Hồ sơ thẩm định:

 + Hồ sơ khảo sát xây dựng;

 + Hồ sơ thiết kế kỹ thuật/thiết kế bản vẽ thi công bao gồm thuyết minh và bản vẽ;

 + Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách;

 + Hồ sơ năng lực của các nhà thầu: Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng và thông tin năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; Giấy phép nhà thầu nước ngoài (nếu có); Chứng chỉ hành nghề của các chức danh chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm đồ án thiết kế, chủ trì thiết kế của nhà thầu thiết kế.

Văn bản pháp lý:

 + Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;

 + Hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng;

 + Văn bản phê duyệt danh mục tiêu chuẩn nước ngoài (nếu có);

 + Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy; báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

 + Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư;

 + Các văn bản khác có liên quan.

Trên đây là một số thông tin về giai đoạn thiết kế – thẩm duyệt thiết kế cơ sở dự án đầu tư. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết, rõ ràng hơn hãy liên hệ ngay với chúng tôi Hotline/zalo: 0945.255.457 – 0917.885.786