logo-header.png

Quy trình phê duyệt tổng mặt bằng dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp

Chia sẻ:

Khởi đầu của xây dựng một dự án đầu tư ngoài Khu công nghiệp dù lớn hay nhỏ thì bất cứ chủ đầu tư nào cũng phải thực hiện quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng. Cụ thể là lập bản quy hoạch dạng chi tiết theo tỷ lệ phóng 1/500. Đây sẽ là cách định hình toàn bộ các công trình trên mặt đất; cả về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho đến việc bố trí chi tiết ranh giới các lô đất; để từ đó bước đầu định mức được chi phí đầu tư vào dự án cần xây dựng. Giai đoạn này gồm 3 bước cơ bản: Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế – tư vấn PCCC; Khảo sát mặt bằng hiện trạng và Lập – phê duyệt tổng mặt bằng. 

Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế – tư vấn PCCC

Hệ thống phòng cháy chữa cháy vốn là một tập hợp các thiết bị cảnh báo cháy thông minh và thiết bị phòng cháy được liên kết chặt chẽ với nhau. Từ đó tạo ra một mạng lưới khoa học, chặt chẽ trong công tác PCCC hiện nay. Do tính đặc thù và phức tạp, việc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy quy chuẩn không hề đơn giản. Vì vậy, các chủ đầu tư, chủ xưởng, nhà máy… đều rất cần các đơn vị tư vấn thiết kế PCCC cùng làm việc trước khi tiến hành thi công.

Chủ đầu tư có thể sử dụng phương án chỉ định thầu cho gói thầu dưới 500 triệu hoặc nghiên cứu – tìm hiểu các nhà thầu tư vấn thiết kế có nhiều kinh nghiệm đối với các dự án tương tự.

Khảo sát mặt bằng hiện trạng khu đất ngoài khu công nghiệp

Một số dữ liệu cần tìm hiểu trong quá trình khảo sát mặt bằng hiện trạng:

– Mốc đánh dấu định vị khu đất.

– Bản đồ địa chất để xác định được loại đất, đá trong khu vực, mặt cắt địa chất để lên phương án nền móng.

– Lịch sử sử dụng, liệu đất đai có bị ô nhiễm qua các quá trình sản xuất không?

– Tìm hiểu về hạn chế về chiều cao xây dựng.

– Đường điện, nước, khí đốt, đường dây viễn thông, hệ thống cấp thoát nước trong lòng đất.

– Điều kiện khí hậu.

– Hướng và góc độ nắng.

– Khả năng ngập lụt.

Lập, phê duyệt tổng mặt bằng dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp

Thành phần hồ sơ phê duyệt tổng mặt bằng dự án ngoài khu công nghiệp:

– Tờ trình của chủ đầu tư (hoặc văn bản của cơ quan thẩm định dự án đầu tư) đề nghị có ý kiến chấp thuận bản vẽ tổng mặt bằng – phương án kiến trúc công trình (có nêu thuyết minh tóm tắt).

– Bản chính hoặc bản sao (có chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị tư vấn thiết kế và bản sao (có chứng thực) chứng chỉ hành nghề của các Kiến trúc sư, Kỹ sư quy hoạch đô thị tham gia lập bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình;

– Bản chính hoặc bản sao (có chứng thực) văn bản cung cấp thông tin quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực hoặc Chứng chỉ quy hoạch (nếu có) hoặc Giấy phép quy hoạch (đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc các trường hợp cần cấp Giấy phép quy hoạch);

– Một trong các văn bản sau đây:

     + Bản chính hoặc bản sao (có chứng thực) văn bản công nhận là chủ đầu tư của UBND thành phố hoặc văn bản chấp thuận đầu tư của cấp có thẩm quyền theo Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ (đối với các dự án phát triển nhà ở thực hiện theo Nghị định 71/2010/NĐ-CP);

     + Bản chính hoặc bản sao (có chứng thực) văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất, giao thuê đất theo quy định của pháp luật (đối với các chủ đầu tư đã có pháp lý quyền sử dụng đất, giao thuê đất theo quy định);

     + Bản chính hoặc bản sao (có chứng thực) các văn bản có liên quan (nếu có) để làm rõ thêm một số nội dung có liên quan trong hồ sơ;

     + Bản chính hoặc bản sao (có chứng thực) bản đồ hiện trạng vị trí tỷ lệ 1/500.

Thành phần bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng dự án ngoài khu công nghiệp

– Tổng mặt bằng toàn khu đất tỷ lệ 1/500, có thể hiện sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/5.000.

– Các mặt đứng triển khai không gian kiến trúc theo chiều ngang và chiều dọc khu đất (tối thiểu 02 mặt đứng triển khai), tỷ lệ 1/200 – 1/500 (tùy theo quy mô khu đất, có thể gộp chung với bản vẽ tổng mặt bằng tỉ lệ 1/500).

– Đĩa CD lưu trữ toàn bộ thuyết minh, bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng – phương án kiến trúc công trình.

Từ bản vẽ thiết kế tổng mặt bằng, chủ đầu tư có thể định hình được công trình xây dựng, ước tính chi phí và thời gian thi công. Có thể nói đây là bước tiền đề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho bất cứ công trình xây dựng nào.

Trên đây là một số thông tin về giai đoạn đầu khi thi công một dự án được đầu tư vào xây dựng. Hy vọng với những chia sẻ này, quý chủ đầu tư sẽ có cái nhìn cụ thể hơn trong việc quy hoach cũng như những lưu ý khi quy hoạch mặt bằng tổng thể. Nếu bạn cần tư vấn sâu hơn, rõ ràng hơn hãy liên hệ ngay với chúng tôi Hotline/zalo: 0945.255.457 – 0917.885.786