Quy trình chuẩn bị dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp
Đăng Ký Doanh Nghiệp
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm quyền giải quyết và giao trả kết quả là Sở Kế hoạch và Đầu tư đầu tư.
Thời gian giải quyết: không quá 07 ngày làm việc bao gồm thời gian khắc dấu doanh nghiệp, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh qua dịch vụ bưu chính hoặc qua mạng thông tin điện tử, nhằm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư tìm kiếm cho mình một địa điểm đầu tư phù hợp với yêu cầu đầu tư của mình. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô chuẩn bị đầu tư. Tìm kiếm khu đất thích hợp để đầu tư. Tìm tất cả thông tin về khu đất, về việc thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất. Lên phương án – kế hoạch đầu tư và địa điểm quy hoạch một cách chi tiết. Chủ đầu tư tiến hành nghiên cứu cơ hội đầu tư trên cơ sở quy hoạch, nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu.
Quy trình đăng ký doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ tương ứng như sau:
Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Đối với công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên.
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Đối với công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:
– Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Qua dịch vụ bưu chính;
– Qua mạng thông tin điện tử.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp;
Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Tìm hiểu địa điểm đầu tư
Tiêu chí tìm kiếm địa điểm đầu tư đối với doanh nghiệp sản xuất, công nghiệp đó là:
– Có thể mở rộng trong tương lai
– Thuận tiện cho nhân viên
– Thuận tiện giao thông
– Có sẵn lực lượng lao động
– Cơ sở hạ tầng phù hợp
– Thuận tiện cho hệ thống vận chuyển và giao hàng nhanh
GMP Groups hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm và chọn lọc các địa điểm đầu tư phù hợp với tiêu chí của từng doanh nghiệp, tổ chức các chuyến khảo sát thực địa, tìm hiểu các chính sách hỗ trợ đầu tư.
Để được tư vấn, hỗ trợ thêm thông tin, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline/zalo: 0945.255.457 – 0917.885.786