Thiết kế thi công phòng sạch mỹ phẩm đạt chuẩn GMP
Mỹ phẩm là một ngành công nghiệp giàu tiềm năng tại Việt Nam với quy mô khoảng 2,3 tỷ USD/năm. Để sản xuất những sản phẩm mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn phục vụ thị trường, các nhà máy mỹ phẩm đang hằng ngày sử dụng hệ thống phòng sạch như một không gian làm việc bắt buộc và không thể thay thế.
Vậy phòng sạch mỹ phẩm là gì? Có những yêu cầu, tiêu chuẩn nào trong thiết kế, thi công phòng sạch mỹ phẩm? GMP Groups sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây.
Phòng sạch mỹ phẩm là gì?
Phòng sạch mỹ phẩm là hệ thống phòng sạch được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm. Các phòng sạch này có những cấp độ riêng và đảm bảo các tiêu chuẩn nhất định của lĩnh vực sản xuất. Phòng sạch giúp quá trình sản xuất không bị vi khuẩn xâm hại; nhờ vậy mỹ phẩm bảo quản được lâu hơn.
Vì sao cần xây dựng phòng sạch cho Nhà máy sản xuất mỹ phẩm?
Sản phẩm mỹ phẩm rất dễ hư hỏng và bị vi khuẩn phá hủy. Bởi thành phần làm nên chúng thường được chiết xuất từ những nguyên liệu tự nhiên. Nhu cầu về mỹ phẩm càng cao thì cạnh tranh về tính an toàn; chất lượng của mỹ phẩm ngày càng lớn. Yêu cầu đó đòi hỏi quá trình sản xuất các sản phẩm này phải được tiến hành trong môi trường được kiểm soát tốt về các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, tiểu phân, giới hạn vi sinh vật…Nghĩa là phải xây dựng các phòng sạch để sản xuất mỹ phẩm.
Việc sản xuất mỹ phẩm trong các phòng sạch giúp doanh nghiệp sở hữu sản phẩm chất lượng; đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường. Sản phẩm nhờ đó tăng khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trong và ngoài nước.
Điều 13, chương IV, thông tư quy định về quản lý mỹ phẩm quy định như sau:
“Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường phải đảm bảo các sản phẩm của mình không có hại đối với sức khỏe con người khi được dùng trong những điều kiện bình thường hoặc những điều kiện thích hợp được hướng dẫn, phù hợp với dạng bào chế, thông tin ghi trên nhãn, hướng dẫn sử dụng, thận trọng đặc biệt, cũng như các thông tin khác cung cấp bởi nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm”.
Như vây, phòng sạch là yếu tố bắt buộc trong sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm. Xây dựng phòng sạch mỹ phẩm là nhu cầu của bất cứ doanh nghiệp nào muốn theo đuổi lĩnh vực này.
Yêu cầu, tiêu chuẩn của phòng sạch mỹ phẩm
Kể từ năm 2006, ngành công nghiệp mỹ phẩm đã dựa trên các tiêu chuẩn liên quan đến việc đánh giá vi sinh đối với các sản phẩm của mình. Thiết kế của một phòng sạch sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của môi trường hoặc người vận hành.
Không thể sản xuất mỹ phẩm chất lượng cao, an toàn nếu không có khu vực sạch hoặc phòng sạch được lắp đặt đúng cách. Nếu phòng sạch không được xây dựng đúng cách, các hạt như hơi hóa chất và chất gây ô nhiễm có thể thường xuyên làm ô nhiễm vùng trời, có thể gây kích ứng da, phản ứng dị ứng và bệnh tật. Để ngăn chặn điều này, phải tránh lắp đặt không đủ hệ thống thông gió, thiết kế sai các phòng phụ trợ và quy hoạch sai khu vực làm việc.
Các tiêu chuẩn áp dụng
Mỹ phẩm tại Việt Nam ngày càng được kiểm soát chặt chẽ hơn theo thời gian. Hiện nay các cơ sở phải đạt các điều kiện sản xuất nhất định tuân thủ theo nghị định 93/2016/NĐ-CP và nghị định 155/2018/NĐ-CP. Đặc biệt để đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm cũng như sản phẩm được phép thương mại không chỉ thị trường trong nước mà còn ở hiệp hội các nước ASEAN thì việc tuân thủ theo nguyên tắc, tiêu chuẩn ‘Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (cGMP-ASEAN) là yêu cầu bắt buộc.
Cấp sạch trong sản xuất mỹ phẩm không được đề cập cụ thể trong các hệ thống hướng dẫn hay nguyên tắc, tiêu chuẩn “hướng dẫn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (cGMP-ASEAN) nhưng phần lớn áp dụng cấp sạch D (tương đương với ISO class 8 theo phân loại trong ISO 14644-1:2015) trong sản xuất dược phẩm vào ứng dụng sản xuất mỹ phẩm. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu kiểm soát chất lượng của nhà sản xuất mà có thể áp dụng các cấp sạch cao hơn.
Ứng dụng phòng sạch trong sản xuất mỹ phẩm sẽ giúp kiểm soát chất lượng và tính an toàn của mỹ phẩm bằng cách:
– Tạo ra các không gian sạch, khép kín. Trong đó số lượng tiểu phân và vi sinh được kiểm soát; tránh gây nhiễm cho sản phẩm vượt mức cho phép.
– Kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm trong giới hạn yêu cầu; phù hợp với đặc tính chất lượng của sản phẩm; đồng thời hạn chế sự phát triển của vi sinh vật.
– Áp suất trong phòng được duy trì và có sự chênh lệch thích hợp với các phòng sản xuất khác. Vì vậy hạn chế tối đa hiện tượng nhiễm chéo giữa các công đoạn sản xuất khác nhau.
– Tần suất trao đổi không khí trong phòng được duy trì ở mức độ thích hợp. Luồng không khí mới đi vào phòng; đẩy và chiếm chỗ luồng không khí cũ khiến cho phòng liên tục được làm sạch.
Các nguyên tắc
Bên cạnh việc kiểm soát các yếu tố về môi trường trong phòng sạch, thì phòng sạch mỹ phẩm phải được xây dựng theo nguyên tắc để chính nó không phải là tác nhân gây nhiễm cho sản phẩm được sản xuất. Các nguyên tắc đó là:
Thiết kế và bố trí
Phòng sạch phải được thiết kế và bố trí sao cho việc sản xuất được thực hiện trong những khu vực nối tiếp nhau; theo một trật tự hợp lý tương ứng với trình tự của các hoạt động sản xuất.
Diện tích làm việc
Đảm bảo nhà xưởng có đủ diện tích và có trang thiết bị phù hợp với dây chuyền sản xuất loại mỹ phẩm mà đơn vị đã đăng kí, đồng thời phải phân chia khu vực rõ ràng. Điều này giúp hạn chế tối đa nguy cơ lẫn lộn giữa các sản phẩm hoặc các thành phần của sản phẩm; tránh nhiễm chéo và giảm tối đa nguy cơ bỏ sót; hoặc áp dụng sai bất kỳ một bước sản xuất hay kiểm tra nào
Bề mặt tiếp xúc
Bề mặt của phòng sạch nơi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hở phải nhẵn, không có kẽ nứt, mối nối hở; không được là nguồn tích tụ và phát sinh tiểu phân, phải cho phép làm vệ sinh tẩy trùng một cách dễ dàng và hiệu quả.
Khu vực khó vệ sinh
Các ống dẫn, máng đèn, các điểm thông gió và các dịch vụ khác phải được thiết kế và lắp đặt sao cho tránh tạo ra các hốc khó làm vệ sinh. Khi điều kiện cho phép, phải tiến hành bảo dưỡng, phải tiếp cận những dịch vụ này từ bên ngoài khu vực sản xuất.
Thoát nước
Các đường thoát nước phải đủ lớn, được thiết kế và trang bị để tránh trào ngược. Nếu có thể, phải tránh đường thoát nước hở. Trường hợp đương thoát hở là cần thiết, thì nên xây nông để dễ làm vệ sinh và tẩy trùng.
Thông gió
Phải được thông gió tốt, có thiết bị kiểm soát không khí (bao gồm thiết bị lọc gió ở mức đủ để ngăn ngừa tạp nhiễm và nhiễm chéo cũng như kiểm soát được nhiệt độ, và độ ẩm nếu cần) phù hợp với các sản phẩm đang được chế biến, phù hợp với thao tác được thực hiện và với môi trường bên ngoài.
GMP Groups – Đơn vị thiết kế, thi công phòng sạch mỹ phẩm trọn gói
Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm thực chiến trong các công ty mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hiểu rõ bản chất về phòng sạch mỹ phẩm, hiểu rõ công nghệ sản xuất, GMP Groups đảm bảo mang lại cho khách hàng các dịch vụ toàn diện nhất liên quan đến phòng sạch mỹ phẩm bao gồm:
– Dịch vụ tư vấn, thiết kế phòng sạch mỹ phẩm
– Dịch vụ thi công phòng sạch mỹ phẩm
– Dịch vụ đánh giá và thẩm định phòng sạch
Lý do bạn nên lựa chọn GMP Groups
– GMP Groups có đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, tận tâm là các dược sĩ, kỹ sư nhiều năm hoạt động trong các công ty mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
– Hiểu rõ về công nghệ sản xuất vì vậy sẽ cung cấp cho khách hàng các giải pháp thiết kế hiệu quả và phù hợp nhất
– Hiểu rõ các yêu cầu phòng sạch, cấp sạch, máy móc thiết bị-con người trong từng công đoạn sản xuất từ đó sẽ tính toán cho khách hàng các yêu cầu về diện tích, hệ thống xử lý không khí phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả nhất cho khách hàng.
– Hệ thống thiết kế 3D cho hình ảnh trực quan kết hợp với công nghệ VR-360 giúp khách hàng được trải nghiệm những không gian nhà xưởng, không gian phòng sạch thực tế nhất ngay từ giai đoạn thiết kế.
Kết luận
Với mong muốn cung cấp một “hệ sinh thái” dịch vụ toàn diện liên quan đến lĩnh vực mỹ phẩm; GMP Groups sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bất cứ khách hàng nào. Liên hệ ngay với GMP Groups để có được các dịch vụ tốt nhất!
Thông tin chi tiết về TƯ VẤN – THIẾT KẾ – THI CÔNG PHÒNG SẠCH, vui lòng liên hệ Hotline/zalo: 0945.255.457