logo-header.png

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án trong Khu công nghiệp

Chia sẻ:

Điểm lưu ý đầu tiên khi các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư một dự án trong khu công nghiệp chính là chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý. 

Theo quy định chung thì thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp là như nhau. Tuy nhiên tại một số khu vực đặc thù với những định hướng phát triển cụ thể thì các khu công nghiệp có thể yêu cầu các chủ đầu tư cung cấp thêm các hồ sơ liên quan. Cùng GMP Groups tìm hiểu về về các hồ sơ pháp lý cần thiết trước khi đầu tư là việc làm tiên quyết. 

Đăng ký doanh nghiệp 

Dựa theo Luật doanh nghiệp 2020, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp bao gồm các quy trình như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các loại giấy tờ tương ứng.

Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đối với công ty hợp danh, hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Đối với công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Bước 2. Nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh theo một trong các phương thức sau đây:

– Trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Qua dịch vụ bưu chính;

– Qua mạng thông tin điện tử.

Bước 3. Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Thủ tục đăng ký đầu tư vào Khu công nghiệp 

Chủ đầu tư cần chuẩn bị các hồ sơ xin giấy chứng nhận đầu tư như sau:

– Công văn đề nghị thực hiện dự án đầu tư ;

– Bản sao CMND hoặc thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu với nhà đầu tư là cá nhân;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất đầu tư ;

– Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc giấy tờ khác chứng minh khả năng tài chính của chủ đầu tư;

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất hoặc bản sao thỏa thuận thuê địa điểm;

– Giải trình về sử dụng công nghệ;

– Hợp đồng BCC (nếu có).

Ký hợp đồng nguyên tắc thuê đất 

Sau khi đã tìm kiếm cho mình một địa điểm đầu tư phù hợp với yêu cầu đầu tư của mình, tùy vào Chính sách của từng Khu công nghiệp mà quy trình này có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các Khu công nghiệp đều sẽ yêu cầu nhà đầu tư thực hiện đặt cọc một khoản tương ứng với khoản từ 10% đến 15% giá trị hợp đồng thuê đất mà các bên sẽ ký để đảm bảo quyền ưu tiên thuê của nhà đầu tư. 

Bước đặt cọc cũng là một bước đệm để nhà đầu tư có thời gian chuẩn bị cho mình các hồ sơ, tài liệu, kế hoạch cụ thể, chi tiết để thực hiện xin cấp phép đầu tư tại Việt Nam. 

Song song với hoạt động đặt cọc, các bên sẽ thỏa thuận và làm rõ với nhau về các nội dung, điều khoản về giá thuê, quyền và nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác liên quan đến hợp đồng thuê đất. Ký kết Hợp đồng nguyên tắc về việc thuê lại đất tại Khu công nghiệp hoặc Hợp đồng đặt cọc, với đầy đủ các nội dung tương tự như một hợp đồng thuê đất chính thức. Các nội dung này sẽ được chuyển tiếp vào nội dung của hợp đồng thuê đất chính thức khi các bên đảm bảo các điều kiện để ký kết hợp đồng thuê đất theo thỏa thuận.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ quy trình chuẩn bị đầu tư dự án tại khu công nghiệp. Tuy nhiên, nếu quý chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm xử lý hồ sơ thì thời gian sẽ bị kéo dài, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Hãy liên hệ với GMP Groups để được hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị.

Để được tư vấn, hỗ trợ thêm thông tinquý khách hàng vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần GMP Groups

Trụ sở: Lô LK20.8, KĐT Sinh thái Ecoriver, phường Hải Tân, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Hotline/zalo: 0945.255.457 – 0917.885.786

Website: gmpgroups.com.vn

Email: info@gmpgroups.com.vn