logo-header.png

Thi công hệ thống xử lý nước thải sản xuất dược phẩm

Chia sẻ:

1. Tại sao phải xử lý nước thải sản xuất dược phẩm hiện nay?

Tại các nhà máy, ngoài chất lượng dược phẩm xuất ra ngoài thị trường phải đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng; thì nước thải trong quá trình sản xuất dược phẩm cũng được giám sát chặt chẽ; hạn chế tối đa những ảnh hưởng của loại nước thải này đến môi trường và con người.

Xử lý nước thải dược phẩm là  nhu cầu thiết yếu đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm. So với các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp dược phẩm thường có yêu cầu cao hơn về môi trường trong sản xuất cũng như trong khuôn viên, nhằm đảm bảo chất lượng dược phẩm.

Do đó, để hoạt động tốt, các nhà máy cần có hệ thống xử lý nước thải sản xuất dược phẩm. Xử lý nước thải sản xuất dược phẩm không chỉ đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

2. Nguồn gốc phát sinh của nước thải dược phẩm

Nước sử dụng trong các nhà máy sản xuất dược phẩm chủ yếu từ các quá trình:

+ Quá trình sản xuất

+ Rửa thiết bị, chai ống

+ Vệ sinh khu vực sản xuất

+ Cung cấp nước cho lò hơi

+ Cấp nước cho tháp giải nhiệt

+ Cung cấp nước cho hệ thống điều hòa không khí

+ Cung cấp cho phòng thí nghiệm

+ Cấp nước cho khu vực văn phòng

Trong quy trình sản xuất trên ta thấy rằng lượng nước tham gia vào quá trình sản xuất không lớn. Nhưng mức độ ô nhiễm khá cao bởi vì có hàm lượng khá lớn các loại hợp chất hữu cơ.

Quy trình sản xuất dược phẩm tiêu biểu

Nước thải sinh hoạt từ các phòng: được thu gom và xả trực tiếp vào mạng lưới thoát nước chung của thành phố.

Nước thải sản xuất thuốc: Chứa các thành phần khó xử lý như các hợp chất chứa vòng β-lactams, các chất hoạt động bề mặt, thuốc thử, dung môi… ức chế hoạt động của các vi sinh vật.

Nước thải sản xuất vỏ nang: chứa hàm lượng dầu mỡ cao gây ảnh hưởng đến hoạt động của bơm và hệ vi sinh, các hợp chất mạch vòng gelatin rất khó xử lý.

Nước thải giặt giũ và tắm rửa: phát sinh ra trong quá trình tắm giặt của công nhân chứa xà phòng và các chất tẩy rửa.

3. Tính chất của nước thải sản xuất dược phẩm

Trong nước thải sản xuất dược phẩm chứa các thành phần của thuốc. Các thành phần này có có khả năng gây ảnh hưởng đến rối loạn tiết tố trong cơ thể.

Lượng kháng sinh tồn tại trong nước nếu hấp thụ trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến việc kháng thuốc khi nhiễm bệnh. Sinh vật thủy sinh sống dưới nước, với một số loại kháng sinh có khả năng gây ảnh hưởng đến quá trình sinh sản.

Nước thải dược phẩm chứa nhiều thành phần hữu cơ và vô cơ bao gồm dung môi đã sử dụng, chất xúc tác, chất phụ gia, thuốc thử và một lượng nhỏ các chất trung gian, vì vậy COD trong nước thải thường có giá trị cao.

Say đây là bảng thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải sản xuất dược phẩm:

Thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải sản xuất dược phẩm

  • Nước thải chứa nhiều thành phần cặn lơ lửng, chất chiết xuất từ thảo dược, chất tạo độ màu, đục và mùi hôi gây mất cảm quan.
  • Chứa nhiều thành phần chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ thực vật, tinh dầu phát sinh từ bã thải sản xuất.
  • Có chỉ số COD và BOD5 cao, có các chất kháng sinh thực vật gây ức chế vi sinh vật, và có các chất nhũ tương khó lắng.

Với những chỉ tiêu vượt quá mức cho phép cần xử lý trước khi xả ra môi trường tiếp nhận.

4. Phương án công nghệ xử lý nước thải sản xuất dược phẩm tối ưu và cạnh tranh

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất dược phẩm

Nước thải sản xuất dược phẩm được dẫn vào hệ thống qua song chắn rắc để loại bỏ tạp chất thô có kích thước lớn tránh ảnh hưởng đến các công trình đơn vị xử lý sau sau đó được đưa về hố thu.

Do tính chất nước thải phụ thuộc vào quy trình và công đoạn sản xuất nên tính chất và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải dược phẩm không đều trong ngày. Nên nước thải được đưa sang bể điều hòa có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải vào các thời điểm khác nhau, đây là công trình không thể thiếu trong bất kì hệ thống xử lý nước thải nào. Khi tính toán công suất và thể tích bể điều hòa, cần căn cứ vào thời gian lưu nước cũng như khả năng chống thấm của bể.

Tiếp đó nước thải được dẫn sang bể UASB, đây là công nghệ xử lý sinh học kỵ khí, có chức năng xử lý nước thải có nồng độ BOD, COD cao như nước thải dược phẩm.

Bể UASB hoạt động theo cơ chế nước phân phối từ dưới lên và được khống chế ở vận tốc phù hợp. Cấu tạo của bể gồm: hệ thống phân phối nước dưới đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha. Ưu điểm của phương pháp sinh học kỵ khí là lượng bùn sinh ra ít hơn so với phương pháp sinh học hiếu khí. Bùn thải sẽ được dẫn sang bể chứa bùn.

Quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra tại lớp bùn kỵ khí, hiệu quả xử lý được quyết định bởi tầng vi sinh vật này. Hệ thống tách pha có nhiệm vụ phân tách pha rắn – lỏng – khí, khí sẽ được bay lên và thu hồi, bùn rơi xuống đáy bể.

Nước sau xử lý chảy theo máng lắng qua bể anoxic các vi sinh vật bám trên màng vi sinh trong bể sẽ xử lý thành phần chất hữu cơ còn lại trong nước thải.

Tại bể anoxic được kết hợp với bể oxic nước thải được thẩm thấu xuyên qua màng lọc vào ống mau dẫn từ những lổ nhỏ có kích thước 0,01-0,2 um, nướ sạch sẽ được lọc ra trong khi các tạp chất , chất hữu cơ, vô cơ,… đều sẽ bị giữ lại.

Bể lắng sinh học, có nhiệm vụ lắng bùn hoạt tính sinh ra trong quá trình xử lý sinh học. Bể hoạt động dưới tác dụng của trọng lực và chênh lệch giữa bùn hoạt tính và nước thải. Phần bùn sẽ được thu vào bể chứa bùn. Phần nước trong theo máng thu chảy qua lọc cát. Máng thu thường có dạng răng cưa và được tính toán thiết kế phù hợp.

Tiếp tục được đưa qua bể lọc cát để loại bỏ cặn bẩn trước khi đưa ra ngoài nguồn xả đạt QCVN 40:2011/BTNMT

Bể chứa bùn có nhiệm vụ thu gom bùn từ quy trình xử lý, sau đó được dẫn sang máy ép bùn nhằm giảm thể tích bùn và cơ quan có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.

==========================

Bạn đang cần thiết kế xây dựng phòng sạch sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP? Bạn đang muốn tìm kiếm một nhà thầu chuyên nghiệp và uy tín ? Đừng lo ngại, GMP Groups sẽ giúp bạn tận tình với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất.

👉 GMP Groups cung cấp giải pháp tổng thể cho lĩnh vực phòng sạch:

✅ Tư vấn lập, quy hoạch và quản lý dự án xây dựng nhà máy dược phẩm

✅ Thiết kế, thi công phòng sạch

✅ Tư vấn hiệu chuẩn và kiểm định thiết bị

✅ Tư vấn đánh giá và thẩm định phòng sạch

✅ Tư vấn công bố đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế:

✅ Tư vấn tiêu chuẩn GxP/ ISO

✅ Tư vấn thiết bị sản xuất, kiểm nghiệm, kho và cơ điện:

✅ Bảo trì bảo dưỡng toàn bộ hệ thống cơ điện nhà máy (MEP)