Hệ thống xử lý nước thải trong lĩnh vực Dược phẩm, Mỹ Phẩm, Chế biến thực phẩm
Hệ thống xử lý nước thải là một thành phần không thể thiếu trong các nhà máy sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm. Hệ thống kết hợp các phương pháp tách lọc, làm trong, xử lý sinh học, khử trùng,… để tạo ra nguồn nước đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật QCVN 40/2011/BTNMT.
- 1 Tại sao phải xử lý nước thải cho lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm?
- 2 Nguồn gốc phát sinh nước thải dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm
- 3 Phương pháp xử lý nước thải trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm
- 4 Quy trình xử lý nước thải dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm
- 5 Kết luận
Tại sao phải xử lý nước thải cho lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm?
Hệ thống xử lý nước thải là tổ hợp các thiết bị được kết nối với nhau nhằm mục đích loại bỏ các cặn bẩn, chất gây ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải. Từ đó, môi trường nước được bảo vệ, có thể tái sử dụng nguồn nước đã được xử lý.
Xử lý nước thải là nhu cầu thiết yếu đối với các nhà máy sản xuất nói chung, càng cần thiết hơn với các ngành công nghiệp có yêu cầu cao về môi trường sản xuất như dược phẩm mỹ phẩm, chế biến thực phẩm.
Nước thải từ các nhà máy dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm nếu không được xử lý sẽ gây ra những hậu quả như:
+ Tạo mùi khó chịu đi kèm khí độc do sự phân hủy của các vi sinh vật kỵ khí, gây mất mỹ quan môi trường
+ Làm chậm quá trình chuyển đổi và suy giảm độ oxy hòa tan trong trong nước, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các vi sinh vật, thủy sinh trong nước, ngăn cản quá trình lọc tự nhiên
+ Nito, photpho có trong nước thải tích tụ lâu ngày sẽ gây tình trạng phú nhưỡng hóa, làm suy giảm chất lượng nguồn nước
+ Con người nếu sử dụng trực tiếp nguồn nước này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, dễ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột hoặc rối loạn tiết tố
+ Lượng kháng sinh tồn tại trong nước thải dược phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của các sinh vật sống dưới nước.
+ Các chất lơ lửng, tinh bột, độ màu…trong nước thải thực phẩm có thể ngăn ánh sáng xuống tầng sâu, cản trở quá trình quang hợp của rong rêu, tảo,…
Các phế phẩm dược trộn lẫn trong bãi rác tập trung, cống thoát nước sản xuất rò rỉ và ngấm vào mạch nước ngầm lâu dần sẽ làm ô nhiễm nguồn nước uống và sinh hoạt.
Việc xử lý nguồn nước thải đúng quy chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những nguy cơ bị xử phạt vi phạm môi trường hoặc thậm chí phải tạm ngừng hoạt động.
Xử lý nước thải không chỉ đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường mà còn góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trên theo hướng bền vững
Nguồn gốc phát sinh nước thải dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm
Thông thường, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu đến từ quá trình vận hành của các nhà máy như:
Quá trình sinh hoạt: Nước thải từ hoạt động vệ sinh, tắm giặt, sinh hoạt hằng ngày của công nhân viên hoặc từ khu nấu ăn, được thu gom và xả trực tiếp vào mạng lưới thoát nước chung của khu dân cư.
Quá trình sản xuất: Nước thải từ quá trình pha chế, rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc, thiết bị chế biến, vệ sinh nhà xưởng,…
Phương pháp xử lý nước thải trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm
Để xử lý triệt để các chất độc hại, ô nhiễm có trong nước thải, mỗi ngành công nghiệp lại có những phương pháp xử lý khác nhau, cụ thể:
* Lĩnh vực dược phẩm
Tách màng: Sử dụng màng lọc có kích thước lỗ nhỏ, chịu được áp lực nước để lọc nước thải. Các chất ô nhiễm sẽ kẹt lại tại màng lọc.
Chiếu xạ: Sử dụng đèn chiếu tia UV, tia gamma để khử chất hữu cơ, vô cơ trong nước thải. Sử dụng kỹ thuật chiếu xạ ion có thể khử gần như 100% tạp chất độc hại, ô nhiễm ra khỏi nước.
Sử dụng hạt nano: Loại bỏ các vật thể có kích thước nhỏ hơn 100 nanomet, chi phí cao, phù hợp với các dự án quy mô nhỏ
Công nghệ phân hủy sinh học: Sử dụng trộn hỗn hợp vi sinh (enzym, các chủng vi sinh vật an toàn) vào nước thải để loại bỏ các hợp chất, sinh vật gây ô nhiễm. Công nghệ này không chỉ loại bỏ các tạp chất gây ô nhiễm mà còn tăng độ tinh khiết của nước.
Bể phản ứng sinh học: Sử dụng bể có chứa các vi khuẩn như vi khuẩn kỵ khí, hiếu khí,… để xử lý nước thải.
* Lĩnh vực mỹ phẩm
Phương pháp cơ học, vật lý: Sử dụng song chắn rác hoặc lưới lọc rác để loại bỏ rác thô, tạp chất lơ lửng và chất rắn có kích thước lớn trong nước thải
Phương pháp hóa lý: Khử độ màu, giảm bớt thành phần ô nhiễm bằng cách sử dụng các loại hóa chất như polymer, phèn, PAC, v.v…
Phương pháp sinh học: Xử lý các thành phần ô nhiễm trong nước thải nhờ vào các vi sinh vật như vi sinh vật kỵ khí, vi sinh vật hiếu khí,…
Lĩnh vực chế biến thực phẩm
Hiếu khí: Sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các thành phần gây ô nhiễm và các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong nước.
Yếm khí: Sử dụng các vi sinh vật kị khí để thực hiện quá trình phân hủy, thích hợp cho những nhà xưởng có diện tích hẹp hoặc những vùng đông dân cư.
Sinh học: Kết hợp cả hai cơ chế xử lý hiếu khí – yếm khí. Các màng sinh học sẽ giúp thúc đẩy cả hai cơ chế này diễn ra đồng bộ và nhanh hơn.
Quy trình xử lý nước thải dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm
* Lĩnh vực dược phẩm
Bể gom: Thu gom các nguồn nước thải khác nhau, lắng sơ bộ một phần các cặn bẩn lơ lửng có kích thước lớn (như đất cát) và giữ lại các chất hoạt động bề mặt (dầu mỡ, chất tẩy rửa,…)
Bể điều hòa: Hệ thống sinh học cần được cung cấp nước thải đều đặn về thể tích cũng như hàm lượng các chất cần xử lý 24/24h. Do vậy cần thiết phải có một bể điều hòa.
Bể keo tụ- tạo bông: Sử dụng hóa chất để tách các chất ô nhiễm trong nước thành bùn và sau đó lắng xuống.
Bể lắng 1: Tách bùn hỗn hợp sau quá trình keo tụ – tạo bông.
Bể yếm khí: Bể dùng để xử lý nước thải có hàm lượng BOD, COD rất cao. Sau quá trình xử lý sẽ tạo thành các chất khí: CH4, H2S, H2, CO2, NH3.
Bể thiếu khí: Xử lý các hợp chất của Nitơ và Photpho thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.
Bể hiếu khí: Sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để phân giải chất hữu cơ trong nước thải.
Bể lắng: Từ bể hiếu khí, hỗn hợp nước và vi sinh đi qua bể lắng nhằm tách loại vi sinh vật ra khỏi nước.
Bồn lọc áp lực: Sử dụng các vật liệu cát và than để làm các giảm chất rắn lơ lửng và giảm màu của nước thải.
Bể khử trùng: Làm sạch nước theo tiêu chuẩn vệ sinh để đổ vào nguồn.
Xử lý bùn thải: Bùn thải phát sinh được bơm về bể chứa bùn và xử lý đúng nơi quy định. Sau quá trình xử lý, nước thải đạt QCVN 40:2011 cột A.
* Lĩnh vực mỹ phẩm
Bể tiếp nhận và song chắn rác: Nước thải được đưa qua song chắn để tách rác, loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn. Phần rác đọng lại tại song chắn sẽ được thu gom và xử lý theo các phương pháp chuyên biệt.
Bể tuyển nổi: Tách và loại bỏ các cặn lơ lửng, dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt, dung môi hữu cơ ra khỏi nước thải.
Bể điều hòa: Xáo trộn nước thải và thổi khí thường xuyên, giúp chất ô nhiễm phân bố đồng đều, không bị lắng cặn trong nước thải. Đồng thời, bể giúp điều chỉnh độ pH cho phù hợp với các công đoạn xử lý tiếp theo.
Bể keo tụ, tạo bông: Các hóa chất keo tụ và tạo bông sẽ được đưa vào trong bể nhằm kết dính các hạt keo trong nước thành những bông cặn có trọng lượng và kích thước lớn, lắng xuống đáy bể. Khi đó, có thể tách chúng ra khỏi nguồn nước một cách dễ dàng.
Bể lắng I (bể lắng hóa lý): Nơi lắng các bông cặn kể trên. Nước thải được dẫn sang bể xử lý kỵ khí UASB. Bể lắng hóa lý thường chứa nhiều hóa chất độc hại.
Bể xử lý UASB: Xử lý BOD, COD, nitơ, photpho, chất hữu cơ khó phân hủy.
Bể xử lý aerotank: Xử lý chất hữu cơ còn sót lại mà các công trình trước đó chưa xử lý hết.
Bể lắng II (bể lắng sinh học): Lắng cặn bùn sinh học dựa vào sự chênh lệch về khối lượng giữa nước sạch và bông cặn. 1 phần bùn lắng tại bể sẽ được chuyển về bể Aerotank, 1 phần đưa về bể chứa bùn để xử lý theo phương pháp chuyên biệt. Phần nước trong nổi lên trên của bể lắng 2 đã đạt tiêu chuẩn nên có thể xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.
Bể khử trùng: Châm một lượng hóa chất khử trùng (thường là Chlorine) để loại bỏ các vi khuẩn, vi rút còn sót lại trong nước thải.
Xử lý bùn thải: 1 phần cặn bùn từ hệ thống xử lý sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể xử lý aerotank, phần còn lại sẽ được cô đặc, làm giảm trọng lượng và được hút hoặc xử lý định kỳ.
* Lĩnh vực chế biến thực phẩm
Bể tách mỡ: Nước thải được lọc bớt rác thải qua một màng lọc kích thước lớn và chuyển về hố gom tập trung. Thông qua bơm ngầm, nước được đưa đến bể tách mỡ để tiếp tục loại bỏ rác thô và mỡ thừa.
Bể yếm khí: Nước thải sau khi tách mỡ sẽ được bơm sang bể yếm khí. Bể này có nhiệm vụ khử COD và BOD có trong nước thải nhờ sử dụng các vi sinh vật tồn tại ở môi trường yếm khí. Nước thải sau đó tự chảy sang bể sinh học hiếu MBR để tiếp tục xử lý.
Bể hiếu khí MBR: Tiếp tục sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước. Bể sinh học hiếu khí MBR được cấu tạo với dòng chảy và dòng khí cùng chiều, từ dưới lên. Các vi sinh vật tồn tại lơ lửng trong dòng nước khi được sục thêm khí O2 sẽ đẩy nhanh tốc độ phân hủy và xử lý.
Bể chứa nước sạch: Nước đã được xử lý sạch sẽ thẩm thấu qua màng MBR và được bơm vào bể chứa nước sạch. Nước sau khi xử lý đã được loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh theo tiêu chuẩn nguồn xả QCVN 40 – 2011/BTNMT (Cột B) nên sẽ được tận dụng để quay lại rửa màng lọc.
Kết luận
Việc sử dụng những hệ thống, phương pháp xử lý nước thải trong các lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm góp phần không nhỏ vào bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Đồng thời, điều này cũng đáp ứng các quy chuẩn khắt khe của Bộ Tài nguyên Môi trường, giúp hạn chế nguy cơ bị xử phạt và bảo vệ danh tiếng cho doanh nghiệp.
Đội ngũ thi công bài bản và kinh nghiệm
GMP Groups sở hữu đội ngũ thi công là những nhà quản lý dự án, kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề, được đào tạo bài bản về lĩnh vực phòng sạch đạt chuẩn GMP. Năng lực của đội ngũ thi công đã được trui rèn và khẳng định qua hàng loạt dự án phòng sạch mà chúng tôi đã thực hiện, đảm bảo có thể phục vụ khách hàng sát sao, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Quý khách hàng có nhu cầu THIẾT KẾ – THI CÔNG PHÒNG SẠCH – HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Quý vị có thể xem thêm các dự án nổi bật khác của GMP Groups tại đây:
+ Quy trình sản xuất Bao bì cấp 1 dược phẩm – Công ty Cổ phần Bao bì Cấp 1 PGA
+ Dự án Công ty Cổ phần dược phẩm quốc tế Dolexphar
+ Dự án Công ty Cổ phần dược phẩm công nghệ cao FDA
+ Dự án Công ty Cổ phần Bao Bì Cấp 1 PGA
GMP Groups là nhà thầu TƯ VẤN THIẾT KẾ – THI CÔNG PHÒNG SẠCH – HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN
CÔNG TY CỔ PHẦN GMP GROUPS
Địa chỉ: số 273 Hoa Ban, KĐT Sinh thái Ecoriver, P. Hải Tân, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Hotline/zalo: 0945.255.457 – Website: gmpgroups.com.vn – Email: info@gmpgroups.com.vn