logo-header.png

Quy trình và thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà máy thực phẩm BVSK

Chia sẻ:

So với lúc mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam, đến nay thực phẩm BVSK đã trở thành sản phẩm hết sức phổ biến và quen thuộc. Thực phẩm BVSK được bán tại hầu hết các bệnh viện, hiệu thuốc, đại lý phân phối, bán hàng online. Nắm bắt được thị trường tiềm năng, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng, nâng cấp xưởng, nhà máy chế biến, sản xuất thực phẩm BVSK. Để giúp các chủ đầu tư tránh thiếu sót trong khâu chuẩn bị ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án, GMP Groups xin chia sẻ một số quy trình thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà máy thực phẩm BVSK hoàn chỉnh và đầy đủ.

1. Thành phần hồ sơ của thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà máy thực phẩm BVSK

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu (01 bản chính).

– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giấy tờ về quyền sở hữu công trình đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy uỷ quyền đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình uỷ quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo (01 bản sao).

– Quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường nhà máy thực phẩm BVSK hoặc Giấy xác nhận đã cam kết bảo vệ môi trường (01 bản sao).

– Bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định (02 bản chính).

– Giấy Chứng nhận ĐKKD hoặc Giấy Chứng nhận đầu tư (01 bản sao).

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 6 (mẫu 1) Thông tư 10/2012/TT-BXD, ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng. Trường hợp đề nghị cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng (01 bản chính).

– Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định thu hồi và giao đất của cấp có thẩm quyền hoặc Hợp đồng thuê lại đất kèm biên bản giao đất tại thực địa); giấy tờ về quyền sở hữu công trình, đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo; giấy uỷ quyền, đối với trường hợp được chủ sở hữu công trình uỷ quyền thực hiện sửa chữa, cải tạo (01 bản sao).

– Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định (01 bản chính).

– Văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận, đối với công trình xây chen có tầng hầm (01 bản chính).

– Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (01 bản chính) theo mẫu có sẵn, kèm theo bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế.

quy trình và thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà máy sản xuất thực phẩm BVSK

2. Quy trình xin cấp phép xây dựng nhà máy thực phẩm BVSK

2.1. Quyết định phê duyệt dự án xây dựng

Quyết định phê duyệt dự án là văn bản pháp luật quyết định phê duyệt đầu tư dự án xây dựng, được sự chấp thuận của Ban giám đốc doanh nghiệp hoặc Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Trong quyết định thể hiện rõ tên dự án, tên chủ đầu tư, mục đích của dự án, địa điểm xây dựng, diện tích, quy mô, tổng mức đầu tư, hình thức quản lý, thời gian hoạt động, tiến độ thực hiện dự án.

2.2. Thiết kế dự án xây dựng

Việc thiết kế xây dựng phải được thực hiện bởi một đơn vị có đủ chuyên môn, kinh nghiệm, đủ tính pháp lý theo quy định Nhà nước. Hồ sơ thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn – quy chuẩn hiện hành, thể hiện rõ diện tích khu đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, diện tích giao thông nội bộ, vị trí xây dựng, quy mô của từng hạng mục trong bản vẽ.

Hồ sơ thiết kế bao gồm:

– Bản vẽ thiết kế xây dựng

– Thuyết minh thiết kế bản vẽ

– Dự toán xây dựng

2.3. Thẩm định, thẩm tra thiết kế

Được thực hiện bởi một đơn vị thứ 3 có đủ chuyên môn, kinh nghiệm, đủ tính pháp lý theo quy định Nhà nước. Việc thẩm định, thẩm tra nhằm mục đích kiểm tra hồ sơ thiết kế của chủ đầu tư thực hiện đúng phù hợp với quy mô, nguồn vốn sử dụng của dự án, năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế, và sự phù hợp của thiết kế với các quy định hiện hành.

2.4. Nộp hồ sơ xin phép xây dựng

– Nộp hồ sơ xin phép xây dựng tại cơ quan thụ lý hồ sơ theo quy định của Nhà nước

– Cơ quan thụ lý hồ sơ xác nhận bằng văn bản là giấy hẹn trả lời kết quả xử lý hồ sơ xin phép.

2.5. Kiểm tra hồ sơ xin phép xây dựng

– Cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ xin phép xây dựng của chủ đầu tư, kiểm tra về sự phù hợp của hồ sơ với các quy định hiện hành.

– Trả lời bằng văn bản về sự hợp lý và phù hợp của hồ sơ:

+ Văn bản trả lời sự không phù hợp

+ Văn bản cấp phép xây dựng

2.6. Cấp phép xây dựng nhà máy thực phẩm BVSK

– Cơ quan cấp phép xây dựng sẽ kiểm tra hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà máy thực phẩm BVSK của chủ đầu tư. Nếu hồ sơ đúng thủ tục quy định thì đơn vị cấp phép sẽ cấp Giấy phép xây dựng trong đó có xác nhận của người đứng đầu cơ quan cấp phép theo quy định nhà nước.

3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thực phẩm BVSK (ĐTM trong ngành thực phẩm BVSK)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất thực phẩm BVSK là việc phân tích, dự báo tác động của việc sản xuất thực phẩm BVSK tới môi trường. Từ đó đưa ra biện pháp cụ thể để bảo vệ môi trường khi triển khai dự án. Theo quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường 2014, việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án (Khoản 2 Điều 19). Vì vậy chủ đầu tư cần nhanh chóng hoàn thiện các hồ sơ liên quan để thúc đẩy tiến độ hoàn thành.

3.1. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy thực phẩm BVSK

Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án và khảo sát môi trường của dự án: điều kiện địa lý – địa chất, môi trường tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến dự án.

Bước 2: Xác định các nguồn có thể gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Xác định các loại chất thải có thể phát sinh trước và sau quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.

Bước 3: Thu thập các mẫu khí thải, chất thải đã xác định từ trước đó sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.

Bước 4: Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án.

Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng dự án, các biện pháp quản lý môi trường trong hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.

Bước 6: Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

Bước 7: Tiến hành tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án.

Bước 8: Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

3.2. Thành phần hồ sơ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy thực phẩm BVSK

Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy thực phẩm BVSK (ĐTM trong ngành thực phẩm BVSK) là hồ sơ tổng hợp đánh giá việc xây dựng sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như thế nào và nhà thầu thi công sẽ có biện pháp ngăn chặn, bảo toàn môi trường như thế nào bao gồm các báo cáo sau:

– 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

– 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;

– 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy thực phẩm BVSK. (Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 07 người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường.) 

4. Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng nhà máy thực phẩm BVSK

Chủ đầu tư muốn lập dự án và xây dựng nhà máy cần phải được chứng nhận đầu tư xây dựng nhà máy thực phẩm BVSK. Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư trước tiên chủ đầu tư phải đánh giá và xác định được ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật. Ngành nghề mà doanh nghiệp hướng đến không được vi phạm pháp luật Việt Nam và có khả năng tiếp cận thị trường.

Tiếp đến là việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để trình lên cơ quan có thẩm quyền xin cấp giấy phép đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư cần xuất trình những giấy tờ liên quan trực tiếp đến mình như CMND (đối với cá nhân), chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp) và các giấy tờ khác có liên quan để xác định chủ đầu tư có đủ khả năng đầu tư dự án.

Để xây dựng và vận hành dự án thì nguồn vốn và khả năng giải quyết các khoản nợ của doanh nghiệp cũng cần được làm rõ. Chủ đầu tư cung cấp các bản báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất của doanh nghiệp. Kế hoạch sử dụng vốn và kế hoạch trả lãi vay cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy thực phẩm BVSK để chứng minh doanh nghiệp có khả năng thực hiện dự án.

Chủ đầu tư cung cấp đầy đủ đến cơ quan thẩm quyền về thông tin dự án như quy mô, địa điểm, tổng mức đầu tư, công năng, hồ sơ thiết kế của dự án; các tác động đến môi trường, hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đem lại. Và các tài liệu khác liên quan đến công trình xây dựng theo quy định pháp luật.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chủ đầu tư đến nộp tại nơi tiếp nhận và chờ nhận kết quả. Đơn xin cấp phép giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp được trình lên UBND thành phố cấp chứng nhận đầu tư. Chủ đầu tư sẽ nhận được giấy chứng nhận đầu tư xây dựng nhà máy thực phẩm BVSK sau 15 ngày kể từ  ngày tiếp nhận hồ sơ do cơ quan thẩm quyền cấp nếu đủ điều kiện năng lực.

Trên đây là một số thông tin về quy trình xin phép xây dựng nhà máy thực phẩm BVSK.