logo-header.png

Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan tới An toàn thực phẩm đang trở nên phức tạp với các mối nguy gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng như ngộ độc thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, thực phẩm có chứa nhiều chất độc hại…Những vấn đề này ngày càng thôi thúc các doanh nghiệp trong chuối cung ứng thực phẩm cần áp dụng những hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Một trong những tiêu chuẩn quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng nhiều nhất là ISO 22000.

dịch vụ tư vấn chứng nhận ISO 22000
01

Tiêu chuẩn ISO 22000 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 22000 (ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain) có nghĩ là “Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm”. Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành nhằm xây dựng hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm của một doanh nghiệp. Tiêu chuẩn có phạm vi áp dụng mang tính quốc tế, phù hợp với xu thế; kinh tế hội nhập toàn cầu.

ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhất của ISO 22000. Những cải tiến mới của tiêu chuẩn này:

– Một cách tiếp cận mới đối với rủi ro – như một khái niệm quan trọng trong kinh doanh thực phẩm – phân biệt rủi ro ở cấp độ hoạt động và cấp độ kinh doanh của hệ thống quản lý.

– Liên kết chặt chẽ với Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm, nhóm thực phẩm của Liên hợp quốc, xây dựng các hướng dẫn về an toàn thực phẩm cho các quốc gia.

– Tiêu chuẩn mới này cung cấp khả năng kiểm soát động các mối nguy về an toàn thực phẩm kết hợp các yếu tố chính được thừa nhận là: truyền thông tương tác, quản lý hệ thống, Chương trình tiên quyết (PRP) và các nguyên tắc Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).

02

Tại sao phải đăng ký giấy chứng nhận ISO 22000

Quy định của pháp luật với chứng nhận ISO 22000

Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02/02/2018 quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Luật An toàn Thực phẩm. Theo đó, các doanh nghiệp đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận như: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) hoặc ISO 22000 thì không cần phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Tức là, nếu doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận ISO 22000 sẽ không phải xin Giấy chứng cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Đối tượng nào cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000

ISO 22000 có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau:

– Đơn vị sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn

– Thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh

– Đơn vị sản xuất, chế biến gia vị

– Đơn vị chế biến rau, củ, quả, thịt trứng sữa, thủy hải sản

– Đơn vị sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, cà phê, chè,..

– Hệ thống siêu thị, đại lý, bán lẻ

– Các hãng vận chuyển thực phẩm

– Đơn vị sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm

– Các trang trại trồng trọt và chăn nuôi

– Sản xuất và chế biến thức ăn gia súc

03

Cấu trúc & nội dung của tiêu chuẩn ISO 22000

Cấu trúc tiêu chuẩn ISO 22000 (ở đây đề cập tới tiêu chẩn ISO 22000 mới nhất là ISO 22000:2018) sẽ gồm 10 phần. 

STT Cấu trúc Nội dung
1 Phạm vi Bài viết xin phép bỏ qua 3 phần đầu tiên của cấu trúc và đi sâu vào 7 phần còn lại của tiêu chuẩn
2 Tài liệu tham khảo
3 Điều khoản và định nghĩa
4 Bối cảnh tổ chức – Hiểu rõ về tổ chức và bối cảnh của tổ chức

– Hiểu được nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan

– Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

– Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

5 Lãnh đạo – Lãnh đạo và cam kết của lãnh đạo

– Thiết lập các chính sách và tiến hành truyền thông về chính sách an toàn thực phẩm

– Vai trò của các tổ chức, trách nhiệm và quyền lợi

6 Hoạch định – Giải quyết các nguy cơ và tiếp cận các cơ hội

– Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu đó

– Hoạch định các thay đổi

7 Hỗ trợ – Các nguồn lực bao gồm: con người, cơ sở hạ tầng, môi trường làm việc, các yếu tố phát triển bên ngoài của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, kiểm soát các quá trình, sản phẩm và dịch vụ được bên ngoài cung cấp. 

– Năng lực và nhận thức

– Truyền thông bên ngoài và nội bộ

– Thông tin dạng văn bản bao gồm: yêu cầu chung, tạo và nhập văn bản, kiểm soát thông tin dạng văn bản.

8 Thực hiện (vận hành) – Hoạch định và kiểm soát hoạt động

– Chương trình tiên quyết (PRP)

– Hệ thống truy xuất nguồn gốc

– Chuẩn bị sẵn sàng và giải quyết tình huống khẩn cấp

– Kiểm soát mối nguy: các bước sơ bộ để phân tích mối nguy; phân tích mối nguy; xác nhận hiệu lực các biện pháp kiểm soát và phối hợp các biện pháp kiểm soát; kế hoạch kiểm soát mối nguy.

– Cập nhật thông tin, các định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy

– Kiểm soát việc giám sát và đo lường 

– Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy: thẩm tra và phân tích kết quả của hoạt động thẩm tra

– Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình bao gồm: yêu cầu chung, khắc phục hành động, xử lý các sản phẩm không an toàn có tiềm ẩn, thu hồi. 

9 Đánh giá kết quả hoạt động – Giám sát, đo, phân tích và đánh giá

– Đánh giá nội bộ

– Xem xét của lãnh đạo về đầu vào và đầu ra

10 Cải tiến – Sự không phù hợp và hành động khắc phục

– Cải tiến liên tục

– Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Ngoài cấu trúc trên, tiêu chuẩn ISO 22000:2018 còn được xây dựng theo chu kỳ PDCA. Chu trình PCDA trong ISO 22000:2018 được tóm tắt như sau:

– Lập kế hoạch: Thiết lập các mục tiêu hệ thống và quá trình, cuung cấp các nguồn lực cần thiết để chuyển giao kết quả, xác định và giải quyết rủi ro – cơ hội.

– Thực hiện: Những gì đã hoạch định ra.

– Kiểm tra: Theo dõi và đo lường các quá trình, sản phẩm; tiến hành phân tích, đánh giá thông tin và dữ liệu hình thành từ việc theo dõi, đo lường và các hoạt động xác nhận; cuối cùng cần báo cáo các kết quả.

Hành động: Thực hiện các hành động cải tiến kết quả hoạt động khi cần thiết.

04

Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng ISO 22000

– Tiêu chuẩn hóa toàn bộ chuỗi sản xuất, cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 22000 giúp doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng của khách hàng, có khả năng cung cấp chuỗi sản phẩm an toàn. Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp.

– ISO 22000 có thể thay thế các tiêu chuẩn ATTP khác :GMP, BRC,… Nếu sản phẩm của bạn đạt chứng nhận ISO 22000, ở một số trường hợp bạn sẽ không cần phải áp dụng các loại tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khác. Thuận tiện trong việc tích hợp giữa ISO 22000 với các hệ thống quản lý chất lượng khác ISO 9001, HACCP, ISO/IEC 17025, ISO 14000.

– Giảm thiểu và loại bỏ các nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn có thể kiểm soát được các nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa sai sót các sản phẩm không đạt chất lượng, tiết kiệm chi phí thông qua tiêu chuẩn ISO 22000. Đánh giá được toàn bộ quá trình sản xuất, nếu có vấn đề/lỗi xảy ra ở khâu nào, bạn sẽ dễ dàng khắc phục hơn.

– Tăng cường uy tín, thương hiệu. Giấy chứng nhận ISO 22000 giúp gia tăng giá trị sản phẩm, thiết lập niềm tin với khách hàng và đối tác, duy trì danh tiếng cho thương hiệu. Bên cạnh đó, đây sẽ là cơ hội giúp doanh nghiệp thuận lợi trong quá trình đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại.

05

Cần chuẩn bị gì trước khi đăng ký xin cấp chứng nhận ISO

Để quá trình chứng nhận suôn sẻ và đạt chứng nhận ngay lần đầu đánh giá, doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Thu thập đánh giá nhu cầu của khách hàng liên quan tới vấn đề an toàn thực phẩm nhằm nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.

– Thường xuyên cập nhật thông tin về an toàn thực phẩm của khách hàng, nhà cung cấp cùng các bên liên quan.

– Lập kế hoạch, duy trì thực hiện và cập nhật thường xuyên hệ thống sản xuất đạt chuẩn theo ISO 22000 để tạo ra sản phẩm phù hợp dự định, an toàn với người dùng.

– Đảm bảo doanh nghiệp phù hợp với các chính sách về an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp đã công bố.

– Tự định giá và công bố phù hợp tiêu chuẩn ISO 22000:2018.

– Lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO 22000:2018 uy tín và thực hiện theo quy định chứng nhận.

Các doanh nghiệp có thể tự chuẩn bị và xin cấp chứng nhận hoặc thuê đơn vị tư vấn chứng nhận ISO 22000 để được hướng dẫn cụ thể từ A – Z.

06

Quy trình triển khai thực hiện ISO 22000 tại GMP Groups

quy trình tư vấn chứng nhận ISO tại GMP Groups

Quy trình tư vấn chứng nhận ISO tại GMP Groups

Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng, lập báo giá, kí kết hợp đồng

Bước 2: Khảo sát thực tế, thực trạng tại doanh nghiệp

Bước 3: Lập kế hoạch tư vấn, phân công nhiệm vụ cho bộ phận tư vấn

Bước 4: Đào tạo nhận thức, nội dung tiêu chuẩn ISO, xây dựng hệ thống tài liệu theo yêu cầu phù hợp với thực tế doanh nghiệp

Bước 5: Ban hành hệ thống tài liệu và hướng dẫn áp dụng

Bước 6: Đào tạo chuyên gia, hướng dẫn đánh giá nội bộ tại doanh nghiệp

Bước 7: Hỗ trợ khắc phục những điểm chưa phù hợp trong đánh giá nội bộ và hoàn thiện hệ thống.

Bước 8: Hướng dẫn đăng ký, đánh giá chứng nhận với tổ chức chứng nhận và theo dõi đánh giá.

Bước 9: Nghiệm thu hợp đồng tư vấn.

Bước 10: Hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến hệ thống trong quá trình hoạt động.

07

Vì sao doanh nghiệp nên chọn dịch vụ tư vấn ISO 22000 tại GMP Groups

GMP Groups luôn không ngừng cập nhật những xu hướng và các tiêu chuẩn ISO mới cũng như quy cách làm việc để có thể cung cấp cho quý doanh nghiệp đồng hành những giá trị tốt nhất.

– Đội ngũ chuyên gia tư vấn ISO 22000 hàng đầu

Đội ngũ chuyên môn tư vấn tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng

Đội ngũ chuyên môn tư vấn tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng

Đồng hành cùng quý doanh nghiệp trong chương trình tư vấn ISO 22000 của GMP Groups sẽ là đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm từng hoàn thành nhiều dự án tư vấn ISO 22000 thuộc nhiều ngành nghề như sản xuất rượu và nước giải khát, sản xuất nước tinh khiết, sản xuất bánh kẹo, sản xuất bao bì thực phẩm,…

– Đào tạo ISO 22000 bài bản

Với chương trình tư vấn ISO 22000 tại GMP Groups, các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ đảm nhiệm vai trò đào tạo nhận thức về ISO 22000 cũng và giúp doanh nghiệp đào tạo đội ngũ đánh giá viên nội bộ ISO 22000.

– Tiết kiệm chi phí

Chúng tôi cam kết thời gian nhanh chóng, hỗ trợ tối đa và cắt giảm các khoản phí phát sinh để đưa ra một mức chi phí hợp lý nhất theo từng quy mô và hiện trạng của doanh nghiệp.

– Cách tiếp cận hiệu quả

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những đặc thù, bối cảnh và điều kiện khác nhau và để đạt được những hiệu quả tốt nhất cho quý doanh nghiệp thì khi triển khai chương trình tư vấn ISO 22000, đội ngũ của GMP Groups sẽ đưa ra hướng tiếp cận tốt nhất cho doanh nghiệp.

– Phạm vi rộng khắp

Đội ngũ của GMP Groups luôn sẵn sàng hỗ trợ quý doanh nghiệp trên phạm vi khắp các tỉnh thành trên quy mô toàn quốc.

– Nhanh chóng được chứng nhận

Mọi thông tin chi tiết về Tư Vấn – Đào Tạo Chứng Nhận ISO vui lòng liên hệ:

GMP Groups là nhà thầu  TƯ VẤN THIẾT KẾ – THI CÔNG PHÒNG SẠCH – HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN 

CÔNG TY CỔ PHẦN GMP GROUPS

Địa chỉ: số 273 Hoa Ban, KĐT Sinh thái Ecoriver, P. Hải Tân, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Hotline/zalo: 0945.255.457 – Website: gmpgroups.com.vn – Email: info@gmpgroups.com.vn 

08

Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký chứng nhận ISO 22000

– Chi phí tư vấn chứng nhận ISO 22000:2018 là bao nhiêu? 

– Thời gian cấp chứng nhận ISO 22000:2018

– ISO 22000:2018 có hiệu lực trong bao lâu?