logo-header.png

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm mới nhất

Chia sẻ:

Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm mới nhất

Công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm là hai ngành nghề kinh doanh giàu tiềm năng hiện nay. Việc thành lập công ty chế biến thực phẩm và sản xuất mỹ phẩm được nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu. Vậy pháp luật hiện hành quy định về hồ sơ, thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm, mỹ phẩm như thế nào? GMP Groups sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp qua bài viết hôm nay.

Điều kiện thành lập công ty chế biến thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm

Tương tự các loại hình doanh nghiệp khác, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty chế biến thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm cần đáp ứng các điều kiện về chủ thể thành lập công ty, người đại diện theo pháp luật, tên công ty, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh và vốn điều lệ.

Tuy nhiên, là hai ngành sản xuất đặc thù, ngoài Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất của ngành mới được phép hoạt động. 

Cụ thể, sản xuất mỹ phẩm được xếp vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Phục lục IV Luật Đầu tư 2020. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 93/2016/NĐ-CP, điều kiện để được kinh doanh sản xuất mỹ phẩm là phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm. 

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được xếp trong Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương (ban hành tại Phụ lục IV Kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP). Điều kiện để được kinh doanh thực phẩm là phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập công ty chế biến thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm

Giai đoạn 1: Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thành phần hồ sơ:

+ Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp

+ Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;

+ Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)

+ Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (CMND/CCCD/Hộ chiếu) của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Trong vòng 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo bằng văn bản, hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và thực hiện quy trình nộp lại từ đầu.

Bước 2. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày phải đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung công bố bao gồm:

+ Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

+ Danh sách các cổ đông sáng lập;

+ Ngành nghề kinh doanh.

Bước 3: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp liên hệ với đơn vị khắc dấu để tiến hành khắc con dấu tròn cho doanh nghiệp. Sau khi khắc xong, doanh nghiệp thông báo về mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp biên nhận. Sở kế hoạch đầu tư thực hiện đăng tải mẫu con dấu tròn của doanh nghiệp lên Cổng thông tin đăng ký quốc gia.

Bước 4:  Hoàn thiện các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

+ Làm bảng hiệu công ty, treo tại trụ sở chính.

+ Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế: mẫu 06

+ Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Cơ quan thuế.

+ Đăng ký chữ ký số điện tử và tài khoản thuế điện tử.

+ Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu và tờ khai lệ phí môn bài.

+ In và đặt in hóa đơn

+ Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh

+ Mua và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử.

+ Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn

Giai đoạn 2: Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối tượng xin cấp gồm:

+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+ Nhà máy sản xuất độc lập tại một địa điểm.

Các đối tượng không cần xin cấp:

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ;

+ Cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt;

+ Cơ sở bán hàng rong;

+ Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt;

+ Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Thành phần hồ sơ: 

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Cơ quan thực hiện:

Tùy thuộc vào đặc thù kinh doanh cụ thể của từng doanh nghiệp mà nơi nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận là khác nhau. 

Ví dụ: Cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột,… thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương nên sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Công thương hoặc Sở Công thương tùy thuộc vào quy mô sản xuất. Một số trường hợp khác nộp hồ sơ tại Cục hoặc Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm

Thành phần hồ sơ: 

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm (Mẫu số 02 ban hành kèm Nghị định 93/2016/NĐ-CP);

+ Sơ đồ mặt bằng và thiết kế của cơ sở sản xuất;

+ Danh mục thiết bị, máy móc hiện có của cơ sở sản xuất;

+ Danh mục các mặt hàng đang sản xuất hoặc dự kiến sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng của từng mặt hàng.

Thủ tục:

+ Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm tới Sở Y tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và phí thẩm định theo quy định, Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra cơ sở sản xuất, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận hoặc yêu cầu cơ sở thay đổi, khắc phục, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Kết luận

Hy vọng những kinh nghiệm về hồ sơ, thủ tục thành lập công ty chế biến thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm trên đây sẽ giúp chủ đầu tư biết cách mở doanh nghiệp thành công. Nếu cần giải đáp thông tin hoặc có nhu cầu THIẾT KẾ PHÒNG SẠCH – THI CÔNG HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN – LẮP ĐẶT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT cho doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm, chế biến thực phẩm, chủ đầu tư vui lòng liên hệ: 

GMP Groups là nhà thầu  TƯ VẤN THIẾT KẾ – THI CÔNG PHÒNG SẠCHHỆ THỐNG CƠ ĐIỆN 

CÔNG TY CỔ PHẦN GMP GROUPS

Địa chỉ: số 273 Hoa Ban, KĐT Sinh thái Ecoriver, P. Hải Tân, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Hotline/zalo: 0945.255.457 – Website: gmpgroups.com.vn – Email: info@gmpgroups.com.vn