Những nguyên tắc trong phòng sạch bạn cần nắm rõ
Phòng sạch đang trở nên phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, công nghệ sinh học…Để góp phần hạn chế các chất gây ô nhiễm, bụi, vi sinh hay các tác nhân bên ngoài làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thì mỗi phòng sạch đều được đề ra một số nguyên tắc. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp những nguyên tắc trong phòng sạch bạn cần nắm rõ.
Khái niệm về phòng sạch
Phòng sạch (Cleanroom) là khái niệm chỉ khu vực được xây dựng và sử dụng nhằm giảm thiểu sự ra vào và lưu giữ các hạt có trong không khí, đồng thời kiểm soát những thông số liên quan khác trong phòng như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khi cần thiết. Việc kiểm soát tất cả các yếu tố trong phòng sẽ giúp hạn chế tối đa việc nhiễm khuẩn hoặc nhiễm chéo của sản phẩm trong suốt quá trình nghiên cứu và sản xuất đảm bảo vô trùng.
Hiện nay, phòng sạch đang trở nên phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp dược phẩm, thực phẩm BVSK, mỹ phẩm hay công nghệ sinh học và các ngành có yêu cầu về việc kiểm soát mức độ bụi và các thành phần có trong không khí.
Những nguyên tắc trong phòng sạch bạn cần nắm rõ
Nguyên tắc ra vào phòng sạch
Nhân viên làm việc trong phòng sạch phải thực hiện rửa tay thật kỹ sau đó vào phòng chưa vô trùng, đeo trùm đầu, đi qua tấm thảm dính giúp loại bỏ bụi bẩn dưới giày, bọc giày, kế tiếp mới tiến vào phòng vô trùng.
Tại đây, nhân viên sẽ đội mũ trùm đầu, mặc quần áo, đi ủng và sử dụng kính bảo hộ. Mỗi vị trí sẽ có bảng hướng dẫn chi tiết về các thao tác cần thực hiện sao cho không làm ô nhiễm đồ bảo hộ.
Để ra khỏi phòng sạch, nhân viên phải thực hiện các bước theo quy trình ngược lại, bỏ các vật dụng dùng một lần và đặt các vật dụng tái chế vào các thùng đựng riêng. Nhân viên sản xuất phải đi qua các phòng thổi khí (các chốt gió) nhằm giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo trong phòng sạch.
Nguyên tắc về vệ sinh phòng sạch
Những nội quy phòng sạch được thiết lập giúp bảo vệ các nhân viên sản xuất cũng như các vật liệu và sản phẩm trong phòng sạch. Để việc vệ sinh phòng sạch đạt được hiệu quả tốt nhất, cần có một quy trình làm sạch tổng thể, từ làm sạch tường cho đến sàn và bề mặt khu làm việc. Những quy định đó bao gồm:
– Gắn bảng theo dõi ghi chú chi tiết các loại hóa chất, chất khử trùng hoặc chất làm sạch được phép sử dụng trong phòng sạch
– Đào tạo kỹ về cách đọc và ghi bảng theo dõi đối với đội ngũ nhân viên mới.
– Đọc và thực hiện theo hướng dẫn sử dụng các thiết bị phòng sạch, máy móc, cũng như hóa chất, chất khử trùng được sử dụng trong phòng sạch.
– Quy trình làm sạch bắt đầu từ khu bẩn nhất đến sạch nhất và làm phía lối ra sau cùng.
– Sử dụng đúng chất tẩy rửa dành riêng cho mỗi loại phòng sạch cụ thể
– Khi sử dụng hóa chất nhất định phải trang bị sẵn vòi sen khẩn cấp hoặc bồn rửa mặt.
Nguyên tắc về vệ sinh cá nhân
Khi làm việc trong phòng sạch, nhân viên phải có một số nội quy về vệ sinh cá nhân trong phòng sạch, gồm có:
– Phải thường xuyên tắm gội, vệ sinh cá nhân thật sạch trước khi vào phòng sạch;
– Không được trang điểm, bôi gel dưỡng tóc, xịt nước hoa hay sử dụng các loại kem dưỡng có mùi thơm;
– Nhân viên không được đeo kính áp tròng, hạn chế ho, hắt hơi trong quá trình làm việc trong phòng sạch;
– Nếu nhân viên là người hút thuốc lá, thì không được hút thuốc ít nhất là 30 phút trước khi vào phòng sạch.
Quy định về quần áo
– Tùy thuộc vào loại phòng sạch thì sẽ có những nguyên tắc riêng. Nhân viên sản xuất có thể sẽ được yêu cầu thay quần áo thường và mặc quần áo phòng sạch được làm từ 100% Polyester để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ bên ngoài.
– Nhiều phòng sạch sẽ yêu cầu nhân viên phải cởi bỏ giày dép bên ngoài và mang giày dép có sẵn dùng trong phòng sạch, ngoài ra còn thêm bọc giày.
– Không được phép đeo trang sức trong phòng sạch, kể cả nhẫn, vòng cổ hay hoa tai. Nhân viên cũng không được phép sơn móng tay, son môi hoặc thậm chí là gắn mi giả.
– Trang phục trong phòng sạch có thể bao gồm một số vật dụng như bộ quần áo bảo hộ đầy đủ, găng tay, băng quấn, kính bảo hộ, mũ trùm đầu và khẩu trang,… Ngoài ra, còn có các yêu cầu khác liên quan đến khu vực thay đồ, tủ bảo hành, vị trí để quần áo bẩn, quy trình giặt là…
Một số quy định khác
Còn có nhiều nguyên tắc và quy định khác nhằm đảm bảo độ tin cậy của môi trường phòng sạch. Dưới đây là một số quy định khác như:
– Nhân viên không được di chuyển quá nhanh và không được nhặt bất cứ vật gì khi bị rơi trên sàn. Nếu nhặt bằng găng tay, thì có thể sẽ gây bẩn găng tay.
– Ngoại trừ quần áo bảo hộ được phép dùng cho phòng sạch và các thiết bị trong phòng sạch, những vật dụng khác để không được mang vào phòng sạch như chìa khóa, ví, trang sức, diêm, thuốc lá, đồ ăn, thức uống…
– Nếu nhân viên bị kích ứng da hoặc vết thương hở và các vấn đề về hô hấp đều không được phép vào phòng sạch.
Hy vọng với những tổng hợp trên đây bạn đã nắm được các nguyên tắc trong phòng sạch để bảo vệ bản thân cũng như đảm bảo được chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu bạn có thắc mắc về giải pháp phòng sạch xin hãy liên hệ cho GMP Groups để được chúng tôi tư vấn tận tình nhất.