logo-header.png

Tư vấn thiết kế và thi công lắp đặt dây chuyền sản xuất mỹ phẩm

Chia sẻ:

Để sản xuất ra những sản phẩm mỹ phẩm chất lượng, năng suất cao và tối ưu chi phí thì cần có một dây chuyền sản xuất hiện đại. GMP Groups chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công lắp đặt dây chuyền sản xuất mỹ phẩm. Chúng tôi hỗ trợ các doanh nghiệp trọn gói từ chuẩn bị thủ tục xin cấp phép nhà máy, thi công phòng sạch sản xuất, tư vấn lựa chọn, thiết kế & thi công lắp đặt dây chuyền sản xuất. 

Sau mỗi dịch vụ, khách hàng sẽ có một dây chuyền sản xuất hiện đại, phù hợp với loại hình sản xuất mỹ phẩm của doanh nghiệp. Toàn bộ dây chuyền đảm bảo đạt chuẩn GMP về sản xuất mỹ phẩm, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, tăng lợi thế cạnh tranh hiệu quả.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ GMP Groups qua hotline 0945.255.457 để được hỗ trợ ngay lập tức.

I. Dây chuyền sản xuất mỹ phẩm

Sở hữu một dây chuyền sản xuất mỹ phẩm tiên tiến, thiết bị hiện đại sẽ giúp việc sản xuất và gia công mỹ phẩm trở nên đơn giản hơn. Đặc biệt, khi có dây chuyền sản xuất hiện đại, các sản phẩm đầu ra sẽ có chất lượng cao, an toàn với người dùng và đạt chuẩn theo quy định.

Với mỗi loại mỹ phẩm sẽ có những dây chuyền sản xuất khác nhau. Trong giai đoạn làm việc với nhau, GMP Groups sẽ dựa vào hướng kinh doanh mỹ phẩm của doanh nghiệp để tư vấn loại dây chuyền sản xuất cho phù hợp.

Bạn có thể tham khảo 3 loại dây chuyền mỹ phẩm phổ biến nhất hiện nay sau đây:

Dây chuyền mỹ phẩm dạng ướt

Mỹ phẩm dạng ướt là loại dung dịch, kem, nhũ tương, lotion, khí dung. Trong đó:

– Mỹ phẩm dạng dung dịch cơ bản nhất trong các công thức mỹ phẩm và được sử dụng cho một loại sản phẩm như dầu gội, nước hoa, sữa rửa mặt, sữa tắm,… Chúng là hỗn hợp đồng nhất các thành phần hòa tan. Để tạo ra các sản phẩm này chỉ cần hòa trộn các thành phần dung môi (thường là nước) với nhau.

– Mỹ phẩm dạng kem/ nhũ tương thường sử dụng các nguyên liệu không hòa tan. Chúng được sử dụng để làm các sản phẩm kem dưỡng ẩm, makeup, kem chống nắng, dưỡng tóc,… để tạo ra cần có dầu, nước, chất nhũ hóa.

– Lotion là loại kem thể nhẹ. Nó sử dụng để tạo ra sản phẩm dưỡng ẩm da mặt, dưỡng tóc, dưỡng ẩm và làm sạch có tính dưỡng ẩm. Các thành phần và cách bào chế tương tự như các loại kem.

Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất mỹ phẩm dạng ướt bao gồm: máy trộn nhũ hóa chân không tích hợp nhiệt máy chiết rót mỹ phẩm.

Tùy vào diện tích nhà xưởng và quy mô hoạt động GMP Groups sẽ tư vấn máy có năng suất phù hợp. 

– Bạn có thể chọn dạng máy rời với 2 máy điều chế pha nước và dầu riêng, máy nhũ hóa chân không sau đó để đồng nhất.

– Hoặc bạn có thể tự động hóa quy trình với dây chuyền sản xuất mỹ phẩm tự động với các máy ghép nối nguyên cụm từ khâu pha chế, trộn đồng nhất dung dịch cho tới chiết rót mỹ phẩm. Tất cả sẽ được lập trình tự động PLC với nhiệt độ, thời gian, tốc độ khuấy trộn,… cài đặt điện tử, cho ra kết sản phẩm phẩm đồng nhất, hiệu suất cao hơn.

– Một số thiết bị khác như: máy làm đầy dưỡng chất và hàn mép túi chứa mặt nạ, máy xếp mặt nạ,…với dạng mặt nạ.

Yêu cầu xây dựng và các dây chuyền phòng sạch mỹ phẩm do GMP Groups tư vấn thiết kế, thi công

Dây chuyền mỹ phẩm dạng khô

Mỹ phẩm dạng khô bao gồm dạng viên nén/ viên nang, bột, thỏi/ sáp. Trong đó:

– Đây là sản phẩm dạng chất rắn được pha trộn và tạo hình. Khi bào chế, kỹ thuật viên sử dụng các thiết bị đặc biệt để tạo ra sản phẩm này. Bởi vậy các sản phẩm này thường đắt hơn.

– Mỹ phẩm dạng bột sử dụng nhiều cho em bé, các loại phấn trang điểm,… Chúng là hỗn hợp các nguyên liệu rắn pha trộn với nhau tạo thành bột mịn. Một số nguyên liệu điển hình có thể là tinh bột, silicat, talc.

– Thỏi/ sáp là các sản phẩm dạng khô dùng để thoa lên da mà không cần chạm. Sản phẩm dễ thấy là son môi hoặc sáp khử mùi. Trong trường hợp này sử dụng sản phẩm thỏi là hình thức dạng rắn. Các thành phần được nung nóng cho đến khi tan chảy, sau đó được trộn đều và đổ vào khuôn hoặc bao bì cuối cùng. Khi chúng nguội sẽ có dạng của bao bì.

Các thiết bị máy móc trong sản xuất mỹ phẩm dạng khô bao gồm: Máy trộn bột, máy cán, máy tạo hình, máy nung nóng (với các sản phẩm dạng thỏi/ sáp).

Dây chuyền kem mỡ

– Mỹ phẩm dạng kem mỡ là những sản phẩm có thể chất dày, sử dụng sản xuất các sản phẩm như sản phẩm tóc, thuốc cho da. Thường thì các mỹ phẩm dạng này khan, không chứa nước và dạng nhờn dính. Thành phần được sử dụng để tạo kem mỡ gồm dầu tổng hợp, lanolin hoặc dimethicon. 

– Cách bào chế kem mỡ khá đơn giản, chỉ cần làm nóng nguyên liệu và sử dụng máy trộn để phân tán đồng đều các thành phần.

Các thiết bị máy móc trong sản xuất mỹ phẩm dạng kem mỡ bao gồm: máy làm nóng nguyên liệu, máy trộn, máy rót chiết sản phẩm, máy đóng hũ và máy đóng gói bao bì cuối cùng. 

Ngoài các thiết bị trên, các đơn vị có thể sử dụng thêm máy móc hoặc thiết bị dán nhãn bao bì, đóng hộp sản phẩm,… tùy vào quy mô của mô hình kinh doanh.

II. Quy trình vận hành của dây chuyền sản xuất mỹ phẩm

Quy trình sản xuất mỹ phẩm sẽ được triển khai theo dây chuyền sản xuất với các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Lên danh mục, kiểm tra và nhập nguyên liệu đầu vào.

Bước 2: Lấy mẫu kiểm nghiệm vật tư theo quy định.

Bước 3: Đưa nguyên vật liệu đã qua kiểm nghiệm đạt yêu cầu vào xưởng sản xuất.

Bước 4: Cân định lượng nguyên liệu, chia theo mẻ và chuyển đi pha chế sao cho phù hợp với dạng bào chế đã có công thức trước đó.

Bước 5: Tiến hành gia công mỹ phẩm theo hàm lượng các loại đã được định sẵn bằng dây chuyền sản xuất. Ví dụ với sản phẩm dạng kem thì dunfng máy nhũ hóa mỹ phẩm chuyên dụng (bồn điều chế pha nước, bồn điều ché pha dầu và bồn ngũ hóa tổng hợp).

Bước 6: Lấy mẫu sản phẩm đã hoàn thành để đánh giá chất lượng. Nếu đạt chuẩn sẽ chuyển sang bộ phận chiết rót định lượng vào hũ, chai, túi,… (bao bì đóng gói thuộc loại bao bì cấp 1).

Bước 7: Đóng gói hoàn thiện: in phun date, thứ tự, lô hàng, vào hộp, đóng thùng, dán nhãn,…

Bước 8: Lấy mẫu thành phẩm kiểm nghiệm lần nữa để tránh sai sót trước khi đưa ra thị trường.

Bước 9: Các sản phẩm đạt chuẩn tiến hành nhập kho lưu trữ hoặc xuất xưởng và phân phối đi các điểm tiêu thụ.

III. Tư vấn thiết bị sản xuất mỹ phẩm cho dây chuyền từ chuyên gia GMP 

Thiết bị sản xuất mỹ phẩm là các thiết bị dùng trong dây chuyền sản xuất mỹ phẩm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy, dòng máy sản xuất ứng dụng cho từng dạng, loại mỹ phẩm khác nhau.

thiết bị phòng sạch

Dưới đây là một số thiết bị sản xuất mỹ phẩm cho dây chuyền sản xuất mỹ phẩm dạng ướt, khô và kem mỡ từ chuyên gia GMP:

Máy trộn nhũ hóa (máy khuấy trộn đồng hóa)

Máy có chức năng khuấy trộn, nghiền mịn các nguyên liệu, phá vỡ kết cấu phân tử để các phân tử trong nguyên liệu được hòa trộn đồng đều với nhau. Điều này giúp thành phẩm trở thành một thể đồng đều, thống nhất không tách rời, không phân lớp, không tách dầu, tách nước.

Nhờ chức năng nghiền mịn nên sản phẩm dễ dàng thẩm thấu hơn khi dùng, đặc biệt với các loại kem dưỡng, kem body, kem dầu,,… Các sản phẩm đặc biệt không bị biến đổi thành phần hay thay đổi chất lượng khi sử dụng máy trộn nhũ hóa.

Máy được làm bằng thép chất lượng cao nên đảm bảo vị trí tiếp xúc của máy và nguyên liệu luôn được đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn GMP.

Máy nhũ hóa chân không

Máy nhũ hóa hút chân không phù hợp để trộn nhiều loại sản phẩm, đặc biệt các sản phẩm có độ nhớt cao, có thành phần dầu hoặc thành phần sáp như: thuốc mỡ, kem dưỡng, kem body, kem đánh răng,…

Máy chiết rót mỹ phẩm tự động

Khi sản phẩm được khuấy trộn nhũ hóa xong sẽ tới công đoạn chiết. Việc sang chiết làm sao phù hợp, đảm bảo quy trình GMP và độ vô trùng, chính xác cao thì nên sử dụng loại máy chiết rót băng tải có gia nhiệt.

Loại máy chiết rót hiện đại sử dụng 100% inox, phần tiếp xúc nguyên liệu sử dụng loại inox 316 chất lượng, chống rỉ sét và awnn mòn, đảm bảo tiêu chuẩn do Bộ Y tế đề ra.

Máy đóng tuýp và ép kín đáy tuýp

Máy đóng tuýp sử dụng đối với các sản phẩm đóng tuýp dạng lỏng sệt như: sữa tắm, sữa rửa mặt, kem chống nắng, dầu gội, dầu xả, kem đánh răng,… Quy trình đóng gói hoàn thiện của máy đóng tuýp là:

Bước 1: Chiết rót các nguyên liệu dạng lỏng sệt vào tuýp

Bước 2: Ép kín.

Bước 3: Cắt phần thừa đáy tuýp

Máy in phun date tự động tốc độ cao

Máy in phun date phù hợp với những xưởng sản xuất mỹ phẩm quy mô lớn. Loại máy này có màn hình điện tử giúp người thực hiện thiết lập và điều khiển các công việc in phun phù hợp.

Máy đóng hũ đóng gói màng co tự động

Máy đóng hũ áp dụng với các sản phẩm cần đóng gói màng co như mỹ phẩm, thuốc đánh răng, thực phẩm, thuốc,… Nên sử dụng loại máy màng co tự động với bảng điều khiển PLC để điều khiển dễ dàng. Máy sử dụng nguyên liệu inoxe 304 để đảm bảo yêu cầu chất lượng GMP. 

Trong quá trình làm việc, GMP Groups sẽ dựa trên hoạt động sản xuất thực tế của các đơn vị để tư vấn dây chuyền sản xuất với các thiết bị phù hợp nhất.

IV. Dịch vụ thiết kế và thi công dây chuyền sản xuất mỹ phẩm chuẩn GMP – GMP Groups

Dịch vụ tư vấn tiêu chuẩn CGMP ASEAN

GMP Groups là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn thiết kế và thi công nhà xưởng sản xuất đạt chuẩn GxP, ISO. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiểu thị trường và cập nhật các điểm mới tiêu chuẩn liên tục. 

Chúng tôi sẽ đồng hành, tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng, thi công dây chuyền sản xuất đảm bảo đạt chuẩn, nâng cao năng lực sản xuất và đạt hiệu quả kinh doanh cao.

Khi sử dụng dịch vụ thiết kế & thi công dây chuyền mỹ phẩn chuẩn GMP của chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ các mục sau:

– Tư vấn về diện tích sử dụng cho xưởng, khảo sát mặt bằng, đánh giá vị trí địa lý, môi trường đảm bảo hay không;

– Thiết kế và thi công hệ thống MEP nhà xưởng (hệ thống panel, hệ thống HVAC, hệ thống điện, hệ thống phụ trợ…)

– Tư vấn hệ thống máy móc sản xuất mỹ phẩm, các thiết bị khác liên quan và bố trí chúng vào các vị trí phù hợp;

– Tư vấn và đào tạo về công thức mỹ phẩm;

– Tư vấn đội ngũ nhân sự kỹ thuật vận hành;

– Tư vấn, đào tạo quy trình, đăng ký sản xuất mỹ phẩm chuẩn GMP: hướng dẫn các phòng ban tự hoạt động theo các SOP đã ban hành, tự thanh tra nhà xưởng/ bộ phận, thẩm định quy trình sản xuất – thiết bị , hoàn thiện báo cáo thẩm định và hồ sơ liên quan, lên sơ đồ hệ thống nước thải, chứng nhận PCCC và đào tạo an toàn PCCC – an toàn lao động,…

– Thi công lắp đặt nhà xưởng: phòng, nền Epoxy, trang thiết bị, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống RO, HVAC, điều hòa, Passbox, hệ thống chiếu sáng, máy sản xuất các loại,..

Kết luận

Với mỗi dự án, GMP Groups đều sẽ có bộ phận chuyên gia đồng hành từ đầu tới khi hoàn thiện. Điều này đảm bảo giúp các đơn vị nhanh chóng lắp đặt hoàn thiện dây chuyền sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn GMP và đi vào hoạt động hiệu quả.