Hệ thống cơ điện là gì?
Hệ thống cơ điện hay còn gọi là hệ thống M&E (Mechanical and Electrical) là một tiện ích giúp cung cấp cơ điện cho các khu vực và thiết bị cần thiết của một công trình nhà máy, nhà xưởng. Theo ước tính, hệ thống cơ điện chiếm tới 50-70% trong toàn bộ công trình xây dựng.
Hệ thống cơ điện được cấu thành bởi 2 phần: Phần Cơ và Phần Điện:
Phần cơ
Hệ thống cấp thoát nước: Hệ thống cấp nước, Hệ thống thoát nước và Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống Sưởi ấm, Thông gió và Điều hoà không khí (HVAC).
Hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC): hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy
Hệ thống gas trung tâm.
Phần điện
Hệ thống điện động lực
Hệ thống điện nhẹ: Camera giám sát; Tổng đài điện thoại; Mạng máy tính; Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh; Truyền hình cáp, vệ tinh, internet; Hệ thống thang máy; Hệ thống kiểm soát các thiết bị điều hòa thông gió, phát hiện nguy cơ cháy nổ, phục vụ cho hệ thống thông tin liên lạc của công trình…
Hệ thống máy phát và nguồn dự phòng: Gồm Máy phát điện, bồn dầu, hệ thống bơm dầu, ống dẫn cấp dầu, tủ ATS, tủ hòa đồng bộ; Hệ thống ắc quy dự phòng,…
Hệ thống chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt, hệ thống chiếu sáng sản xuất kinh doanh, hệ thống chiếu sáng mỹ thuật, trang trí đô thị, quảng cáo,…; Hệ thống chiếu sáng sự cố và chiếu sáng chỉ dẫn.
Hệ thống chống sét tiếp địa.
Vai trò của thiết kế, thi công hệ thống cơ điện đối với nhà máy, nhà xưởng
Nhà máy hay nhà xưởng là những công trình có quy mô lớn, khác với nhà ở hay văn phòng thông thường. Chúng tập trung nhiều nguồn nhân lực, máy móc, trang thiết bị để vận hành sản xuất hàng hóa theo dây chuyền công nghiệp.
Trong quá trình vận hành, hệ thống cơ điện được coi là huyết mạch của hệ thống vận hành máy móc và công nhân, quyết định trực tiếp tới năng suất cao và hiệu quả làm việc.
Thiết kế, thi công hệ thống cơ điện cho nhà máy, nhà xưởng là toàn bộ quy trình thiết kế, đưa lên giải pháp và thi công lắp đặt hệ thống này.
Mỗi công trình đều cần có bản thiết kế tối ưu, tiết kiệm chi phí nhưng phải mang lại hiệu quả cao nhất.
Đồng thời, tính an toàn của thiết kế cũng rất quan trọng. Nếu lưới điện không an toàn, có thể dẫn đến cháy nổ, làm gián đoạn sản xuất, nguy hiểm đến tính mạng con người và máy móc.
Quy trình thiết kế hệ thống cơ điện nhà máy, nhà xưởng
Quy trình thiết kế hệ thống điện công nghiệp trong các nhà máy, nhà xưởng được triển khai như sau:
Thiết kế hệ thống cáp động lực
Kỹ sư phải tính toán chính xác và hợp lý hệ thống cáp động lực trong nhà máy, nhà xưởng. Bản thiết kế cần đảm bảo:
+ Đường dây đúng kỹ thuật, mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho nhà xưởng.
+ Tiết diện dây dẫn phù hợp với công suất của tải, tránh tình trạng cáp làm việc quá tải gây phát nhiệt ở cáp và tổn hao điện năng.
Thiết kế vị trí lắp đặt thang máng cáp
Việc thiết kế phải đảm bảo an toàn cho hệ thống dây cáp cũng như cho người sử dụng, vị trí lắp thang máng cáp phải gọn gàng, có tính thẩm mỹ.
Thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng
Tính toán hệ thống chiếu sáng tối ưu cho từng khu vực như khu vực sinh hoạt, khu vực sản xuất,… đảm bảo đủ cường độ ánh sáng cho sản xuất và an toàn cho người sử dụng.
Dự phòng biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống điện
Trong quá trình sử dụng điện năng, dây dẫn điện có thể quá tải, xuống cấp do tiêu thụ quá công suất hoặc hư hỏng theo thời gian. Do đó, trong thiết kế cần có các biện pháp sửa chữa, nâng cấp thường xuyên để dự phòng rủi ro.
Phương án bảo trì, sửa chữa hệ thống điện
Thường xuyên kiểm tra, bảo trì hệ thống điện định kỳ để tăng thời gian sử dụng, giảm thiểu rủi ro và kịp thời khắc phục sự cố phát sinh.
Phương án di dời hệ thống điện, máy móc
Việc di chuyển hệ thống điện và máy móc rất phức tạp, đòi hỏi phải khảo sát kỹ lưỡng về vị trí, lên kế hoạch rõ ràng và đặt thời hạn hoàn thành cụ thể. Di dời sao cho không ảnh hưởng đến việc tái vận hành hệ thống, giảm chi phí do khấu hao thời gian.