logo-header.png

Dịch vụ tư vấn GMP và ISO

Chia sẻ:

Chứng nhận GMP là một trong những chứng nhận cần thiết để chứng tỏ năng lực, độ uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo các sản phẩm (thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm…) được sản xuất với chất lượng tốt nhất, đáp ứng được mọi yêu cầu đề ra và an toàn với người lao động. Chứng nhận ISO là điều mà doanh nghiệp phải thực hiện ngay để có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường quốc tế. Vì? Chứng nhận ISO nào phù hợp với doanh nghiệp bạn? Làm sao để có được chứng nhận ISO? GMP Groups với dịch vụ tư vấn GMP và ISO chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đăng ký để sở hữu chứng nhận trong thời gian ngắn nhất có thể.

I. Chứng nhận tiêu chuẩn GMP là gì?

1. GMP là gì?

GMP (đầy đủ là Good Manufacturing Practices) được hiểu là thực hành sản xuất tốt. Đây là hệ thống các quy định, hướng dẫn đảm bảo nhà sản xuất luôn làm ra các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh khi sản xuất. Tiêu chuẩn hiện được áp dụng cho các đơn vị sản xuất thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ y tế,… 

Khi các cơ sở sản xuất xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP và đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra, doanh nghiệp sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất GMP. 

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất GMP giúp chứng tỏ năng lực, độ uy tín của các doanh nghiệp. Chứng nhận này cũng đảm bảo cho các sản phẩm được sản xuất ra đồng nhất về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đề ra; đảm bảo an toàn với người lao động sản xuất và chính người tiêu dùng.

Tùy theo các điều kiện khác nhau về tiêu chuẩn đối với nhà máy và quá trình sản xuất mà áp dụng các loại giấy chứng nhận GMP khác nhau.

2.Các loại giấy chứng nhận GMP:

Giấy chứng nhận GMP-WHO

– Giấy chứng nhận GMP-EU

– Giấy chứng nhận PIC/S-GMP

Giấy chứng nhận GMP-HS

– Giấy chứng nhận GMP-ASEAN

Trong đó, giấy chứng nhận GMP-EU và PIC/S-GMP phải có bản gốc hợp pháp hóa bởi lãnh sự hoặc bản sao chứng thực hợp lệ từ bản gốc đã hợp pháp hóa. Các loại giấy chứng nhận này sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Anh và tiếng Việt phải có bản dịch sang tiếng Việt có công chứng của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Để nhận được chứng nhận GMP, các doanh nghiệp cần tìm tới đơn vị tư vấn GMP và ISO uy tín và tổ chức cấp chứng nhận GMP đúng thẩm quyền. Đồng thời, bản thân doanh nghiệp cũng cần có những hiểu biết nhất định về tiêu chuẩn GMP; điều kiện và cách thức để được cấp chứng nhận GMP.

3. Tại sao doanh nghiệp cần giấy chứng nhận GMP 

Sở hữu giấy chứng nhận GMP giúp doanh nghiệp có khẳng định chắc chắn về sự chuyên nghiệp trong sản xuất, sự an toàn về chất lượng sản phẩm.

Cụ thể:

– Tất cả các quy trình quan trọng đều được xem xét, xây dựng thủ tục, phê chuẩn và thực hiện nhằm đảm bảo sự ổn định, phù hợp với đặc điểm kỹ thuật.

– Các điều kiện để phục vụ cho quá trình sản xuất cũng được xác định rõ ràng và đưa ra yêu cầu để thực hiện. 

– Các chi phí và tiêu chí chất lượng được chuẩn hóa và kiểm soát tốt. Các yêu cầu tối thiểu về nhà xưởng, thiết bị được xác định rõ nhằm đầu tư hiệu quả, không gây lãng phí. 

– Phòng ngừa rủi ro như thu hồi sản phẩm, bị xử phạt, thậm chí là truy cứu trách nhiệm pháp luật.

– Cải thiện tính năng động, trách nhiệm và sự hiểu biết về công việc cho đội ngũ nhân viên.

– Tăng cường sự tin cậy cho khách hàng cũng như cơ quan quản lý.

– Giấy chứng nhận có hiệu lực trên phạm vi Quốc tế.

– Bảo vệ thương hiệu sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, tăng cơ hội kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm.

– Chuyển từ kiểm tra độc lập sang được thừa nhận lẫn nhau, đáp ứng tiến trình hòa nhập và đòi hỏi của thị trường xuất nhập khẩu.  

Tư vấn toàn diện tiêu chuẩn GMP

4. Quy định của pháp luật về chứng nhận GMP

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn GMP và chứng nhận GMP đã được luật định, cụ thể:

Năm 1997, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã ban hành Quyết định số 05/1997/TĐC hướng dẫn chung về nội dung cơ bản của GMP áp dụng cho các đơn vị sản xuất thực phẩm.

Năm 2004, Quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT được Bộ Y tế ban hành, áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn về “Thực hành sản xuất tốt” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO.

Ngày 30/03/2004, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thông cũng ban hành Quyết định số 08/2004/QĐ-BNN-TY nhằm triển khai áp dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩn về GMP trong sản xuất thuốc thú y.

Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg v/v thực hiện các biện pháp cấp bách để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngày 17/7/2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư Hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đặc biệt, việc áp dụng các tiêu chuẩn GMP, HACCP là bắt buộc đối với sản xuất và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.

5. Các công ty cần xin cấp giấy chứng nhận GMP 

Chứng nhận GMP được áp dụng với các công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm có yêu cầu đảm bảo vệ sinh cao. Bao gồm:

– GMP dược phẩm

– GMP mỹ phẩm

– GMP thực phẩm

– Thiết bị y tế

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cũng có những quyết định áp dụng bắt buộc tiêu chuẩn GMP với các đơn vị sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Các cơ sở nhà hàng, khách sạn cũng rất phù hợp với việc áp dụng GMP này.

Phạm vi và đối tượng kiểm soát của tiêu chuẩn chất lượng GMP khá rộng, bao gồm:

– Nhà máy;

– Trang thiết bị;

– Nhân viên và thao tác của công nhân viên;

– Quy trình sản xuất;

– Nguyên liệu, sản phẩm (thành phẩm cuối cùng), bán thành phẩm;

– Vệ sinh sản xuất – môi trường – vệ sinh cá nhân;

– Xử lý các sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại khách hàng;

– Hồ sơ và tài liệu thực hiện.

Vì vậy nếu doanh nghiệp của bạn thuộc nhóm đối tượng trên nhưng vẫn chưa tiến hành áp dụng nên liên hệ với dịch vụ tư vấn GMP và ISO trọn gói chuyên nghiệp để được hỗ trợ tốt nhất.

6. Các đơn vị có thẩm quyền cấp chứng nhận GMP 

Mỗi loại giấy chứng nhận GMP khác nhau sẽ được cấp bởi một đơn vị có thẩm quyền riêng. Cụ thể:

– Giấy chứng nhận GMP-WHO và GMP-ASEAN sẽ được cấp bởi Cục quản lý dược.

– Giấy chứng nhận GMP-EU sẽ được cấp bởi Cơ quan quản lý dược các nước hoặc cơ quan quản lý dược cấp bảng trong khuôn khổ các nước thành viên EU.

– Giấy chứng nhận PIC/S – GMP sẽ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền về quản lý dược và là thành viên của PIC/S.

– Giấy chứng nhận GMP-HS được cấp bởi Cục an toàn thực phẩm.

7. Những điều kiện cần để được cấp chứng nhận GMP

Đơn vị tư vấn GMP ISO

Chứng nhận GMP được cấp dựa trên cơ sở pháp lý rõ ràng và có bộ hồ sơ xin cấp chứng nhận GMP riêng.

Các cơ sở pháp lý cần thiết

Giấy chứng nhận GMP được cấp dựa trên cơ sở pháp lý sau:

– Luật An toàn thực phẩm (Số 55/2010/QH12, 17/06/2010)

– Luật Dược năm 2016.

– Nghị định số 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết các điều và biện pháp thi hành Luật Dược.

– Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, 02/02/2018 của Chính phủ về thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

– Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

– Thông tư số 35/2018/TT-BYT của Bộ Y tế về Thực hành tốt sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc.

– Thông tư số 18 /2019/TT – BYT của Bộ Y tế hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng (thực phẩm bảo vệ sức khỏe).

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận GMP gồm những gì?

1/ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn GMP (theo mẫu);

2/ Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất;

3/ Các bản vẽ bao gồm: 

– Bản vẽ bằng công nghệ; 

– Bản vẽ sơ đồ đường đi con người & công nhân; 

– Bản vẽ sơ đồ đường đi nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm; 

– Bản vẽ đường đi của phế liệu sản xuất; 

– Bản vẽ sơ đồ thoát hiểm.

4/ Danh mục các thiệt bị chính được sử dụng tại cơ sở;

5/ Bản hướng dẫn sử dụng, vận hành máy,bảo quản và vệ sinh đối với từng loại máy tính;

6/ Quy trình bảo quản thành phẩm;

7/ Hồ sơ thẩm tra lắp đặt máy, vận hành máy, hiệu năng máy;

8/ Phiếu kết quả kiểm định nước đạt tiêu chuẩn;

9/ Hợp đồng thu gom rác thải; hồ sơ xử lý nước thải, chất thải và xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường.

10/ Hồ sơ của nhân sự làm việc tại nhà máy:

– Văn bằng chuyên môn (Đối với người phụ trách chuyên môn, yêu cầu trình độ Đại học trở lên, chuyên ngành Y/ Dược/ An toàn thực phẩm/ Dinh dưỡng/ Công nghệ thực phẩm/ Quản trị sản xuất/,… và kinh nghiệm ít nhất 3 năm.

– Giấy khám sức khỏe (còn hạn 6 tháng);

– Hợp đồng lao động;

– Căn cước công dân.

11/ Giấy chứng đăng ký doanh nghiệp.

8. Hồ sơ và quy trình đầy đủ xin cấp giấy chứng nhận GMP

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp chứng nhận GMP

– Doanh nghiệp đăng ký cấp chứng nhận GMP cần nộp hồ sơ đến tổ chức chứng nhận để đăng ký chứng nhận GMP. 

– Thời gian tiếp nhận hồ sơ khoảng 1 ngày.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

– Thời gian thẩm định từ 1 đến 2 ngày.

– Với hồ sơ đăng ký chứng nhận GMP kiểm tra lần đầu: Chuyên gia cần đánh giá sự phù hợp về quy mô, tính hợp lý của việc triển khai tại cơ sở với dây chuyền cơ sơ đăng ký kiểm tra. Các điểm cần lưu ý trong quá trình kiểm tra, nội dung nào chưa phù hợp, còn nghi ngờ,…

– Với hồ sơ đăng ký chứng nhận GMP tài kiểm tra: Chuyên gia phải xem xét đánh giá kết quả kiểm tra lần trước về mức độ đáp ứng tiêu chuẩn GMP; Những thay đổi ở lần này so với lần kiểm tra trước; Báo cáo khắc phục các tồn tại của lần kiểm tra trước, các chú ý liên quan tới phạm vi quy định hiện hành của cơ sở (ví dụ như vi phạm về chất lượng sản phẩn,… nếu có).

Bước 3: Lập kế hoạch

– Tổ chức chứng nhận lên kế hoạch làm việc với doanh nghiệp đăng ký cấp chứng nhận.

– Thời gian tiến hành mất từ 1 đến 2 ngày.

Bước 4: Kiểm tra thực tế

– Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra thực tế: kiểm tra trực tiếp khu vực sản xuất, khu vực kiểm nghiệm, kho bảo quản, thành phẩm, bao bì,…; Kiểm tra rà soát hồ sơ lưu trữ về các hoạt động của cơ sở sản xuất.

– Thời gian kiểm tra: 2 – 5 ngày.

Bước 5: Báo cáo khắc phục

Sau buổi kiểm tra, doanh nghiệp đăng ký chứng nhận sẽ cần phải khắc phục các lỗi mà chuyên gia đã ghi nhận. Thời gian khắc phục từng lỗi sẽ có sự khác biệt.

Bước 6: Kiểm tra báo cáo khắc phục

Sau khi doanh nghiệp khắc phục lỗi, đơn vị chứng nhận sẽ đánh giá lại để xem đạt chưa. 

– Nếu chưa đạt, tiếp tục có biện pháp khắc phục.

– Nếu đã đạt, tiến hành cấp chứng nhận.

Bước 7: Cấp chứng nhận GMP

– Khi báo cáo khắc phục được phê duyệt, hồ sơ cũng được hoàn thiện thì doanh nghiệp sẽ được cấp chứng nhận GMP.

– Thời gian cấp chứng nhận: 1 ngày.

Chứng nhận GMP có hiệu lực trong vòng 3 năm. Trước 3 tháng hết hạn, đơn vị có nhu cầu tiếp tục sản xuất thì nộp đơn đăng ký gia hạn giấy chứng nhận.

II. ISO là gì? Các khái niệm liên quan tới ISO

1. ISO là gì?

ISO viết tắt bởi cụm từ International Organization for Standardization, có nghĩa là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế. Đây là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn hóa quốc tế, đưa ra các tiêu chuẩn về thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. 

Tổ chức phi chính phủ này được thành lập ngày 23/02/1947, trụ sở đầu tiên tại Geneve, Thụy Sĩ. Tổ chức này hoạt động trên 162 quốc gia khác nhau, với thành viên là tổ chức tiêu chuẩn quốc gia các nước. Việt Nam là thành viên thứ 77 gia nhập ISO vào năm 1977.

ISO ra đời xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn nhằm mục đích tạo ra sản phẩm và dịch vụ an toàn, đáng tin cậy và chất lượng tốt. Các tiêu chuẩn ISO thường trở thành luật định thông qua các hiệp định hoặc tiêu chuẩn quốc gia. Bởi vậy, tiêu chuẩn do ISO ban hành sẽ có hiệu lực áp dụng trên toàn thế giới. 

2. Tiêu chuẩn ISO là gì?

Các tiêu chuẩn được xây dựng và ban hành bởi tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) thì được gọi là tiêu chuẩn ISO.

Tiêu chuẩn ISO gồm các quy tắc được chuẩn hóa quốc tế, công nhận và có giá trị toàn cầu. Các tiêu chuẩn là thước đo đồng đều cho các doanh nghiệp thế giới cùng hướng tới, giúp các tổ chức hoạt động và phát triển bền vững. 

ISO đưa ra các tiêu chuẩn nhằm làm cho mọi thứ được thực hiện đúng chuẩn mực. Nó bao gồm các yêu cầu để đảm bảo sản phẩm, dịch vụ và hệ thống đảm bảo chất lượng. Các đơn vị có chứng nhận này sẽ nhận được niềm tin từ đối tác và người tiêu dùng. Đồng thời, tiêu chuẩn ISO cũng là “tấm vé” giúp các doanh nghiệp có thể gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu, thuận lợi khi hoạt động thương mại quốc tế. Vì vậy không ít doanh nghiệp, cơ sở đã thuê công ty tư vấn GMP và ISO chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.

Tính tới nay, ISO đã ban hành hơn 22.000 tiêu chuẩn quốc về và các văn bản tài liệu liên quan. Các tiêu chuẩn được áp dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực từ sản xuất, công nghệ, an toàn thực phẩm, nông nghiệp cho tới chăm sóc sức khỏe. 

3. Chứng nhận ISO là gì?

Chứng nhận ISO là việc doanh nghiệp được tổ chức chuyên nghiệp đánh giá đạt chuẩn. Tổ chức có thẩm quyền chứng nhận sẽ xác nhận doanh nghiệp đạt về hệ thống quản lý cùng các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO tương ứng. Kết quả của chứng nhận ISO là Giấy chứng nhận ISO, thường là Giấy chứng nhận ISO 9001 hay còn gọi là chứng chỉ ISO 9001. Để thuận tiện đăng ký thành công chứng nhận ISO, bạn nên liên hệ dịch vụ tư vấn ISO chuyên nghiệp để được hỗ trợ trong quá trình thực hiện thủ tục.

4. Tổ chức chứng nhận ISO là ai?

Tổ chức chứng nhận ISO là pháp nhân có tư cách pháp lý rõ ràng. Tổ chức này phải được cấp phép (chỉ định) của Bộ Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực chứng nhận.

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều tổ chức chứng nhận đang hoạt động. Nhưng doanh nghiệp cần chọn lọc các đơn vị và đảm bảo có các giấy tờ sau:

Giấy đăng ký hoạt động lĩnh vực chứng nhận được cấp bởi Bộ Khoa học Công nghệ.

Các hồ sơ pháp lý cần có khác như: Đăng ký kinh doanh, hồ sơ năng lực,…

5. Giấy chứng nhận ISO là gì?

Giấy chứng nhận ISO là kết quả đánh giá và là căn cứ chứng minh doanh nghiệp có hệ thống đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO. 

Giấy chứng nhận ISO sẽ thể hiện các nội dung bao gồm:

– Tên tổ chức cấp chứng nhận ISO;

– Thông tin đầy đủ của doanh nghiệp được cấp chứng nhận;

– Tiêu chuẩn chứng nhận ISO.

– Phạm vi chứng nhận (lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp);

– Mã số chứng nhận, ngày cấp, ngày hết hạn;

– Dấu chứng nhận và các thông tin khác.

Giấy chứng nhận ISO có hiệu lực là 3 năm và giám sát trong vòng 12 tháng.

6. Danh sách đầy đủ tiêu chuẩn ISO phổ biến hiện nay

Các tiêu chuẩn ISO tiêu biểu được tư vấn bởi GMP Groups

Các tiêu chuẩn ISO tiêu biểu được tư vấn bởi GMP Groups

Như đã đề cập bên trên, tổ chức ISO đã có hơn 22.000 tiêu chuẩn. Và không chỉ có tiêu chuẩn ISO 9001, bạn sẽ gặp rất nhiều loại tiêu chuẩn ISO khác.

Một số tiêu chuẩn ISO phổ biến tại Việt Nam mà các doanh nghiệp và các dịch vụ tư vấn GMP và ISO đang thực hiện và áp dụng như:

STT Tên tiêu chuẩn ISO Thông tin
1 ISO 9001 ISO 9001 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng được phát triển và ban hành bởi ISO. Đây cũng là tiêu chuẩn ISO được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới.

ISO 9000 đề ra các yêu cầu được sử dụng như tiêu chuẩn áp dụng vào hệ thống quản lý chất lượng. Tiêu chuẩn này sử dụng cho cả việc đánh giá chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức.

Phiên bản mới nhất (tính đến 2018) là ISO 9001:2015 (ban hành ngày 24/09/2015). Tên đầy đủ là Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu.

2 ISO 13485 Bộ tiêu chuẩn được xây dựng và kiểm soát chất lượng y tế, cụ thể là ngành thiết bị y tế.

Tiêu chuẩn ISO 13485 được sử dụng bởi tổ chức tham gia vào thiết kế, sản xuất, lặp đặt cũng như bảo dưỡng các thiết bị y tế cùng các dịch vụ liên quan.

3 ISO 14001 Viết tắt từ ISO 14001:2015, là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu cơ bản đối với Hệ thống quản lý môi trường hiệu quả (EMS). Tiêu chuẩn này là một phần của ISO 14000 về quản lý môi trường.

Việc tích hợp tiêu chuẩn ISO 14001 với các tiêu chuẩn, điển hình như ISO 9001 hỗ trợ tốt hơn việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. 

4 ISO 20000 ISO/IEC 20000-1:2011 là tiêu chuẩn toàn cầu mô tả các yêu cầu đối với Hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ thông tin. ISO/IEC 20000-1 được thiết kế để giúp các tổ chức cung cấp các giải pháp CNTT được quản lý hiệu quả.

Các yêu cầu bao gồm việc thiết kế, chuyển tiếp, phân phối và cải tiến các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu dịch vụ như thỏa thuận.

5 ISO 22000 ISO 22000:2018 là phiên bản mới nhấtvề vệ sinh an toàn thực phẩm. Nó vạch ra những thứ một tổ chức cần chứng minh là có khả năng kiểm soát các nguy cơ về ATTP đảm bảo thực hiện ra các sản phẩm an toàn hơn.
6 ISO 26000 Là tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm của doanh nghiệp trong xã hội. Tiêu chuẩn này định hướng doanh nghiệp và tổ chức thực hiện các nguyên tắc thành hành động hiệu quả, chia sẻ phương pháp liên quan đến trách nhiệm xã hội, toàn cầu.

ISO 26000 áp dụng mọi tổ chức, mọi quy mô, vị trí hay hình thức hoạt động.

7 ISO 27000 ISO/IEC 27000 nhằm giúp các tổ chức giữ an toàn thông tin tài sản (thông tin tài chính, sở hữu trí tuệ, dữ liệu nhân viên, thông tin được bên thứ 3 giao phó).

Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001 là tiêu chuẩn nổi bật nhất, cung cấp các yêu cầu xây dựng hệ thống quản lý an ninh thông tin (ISMS).

8 ISO 28000:2007 Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an ninh, bao gồm các khía cạnh quan trọng trong đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng

Quản lý an ninh được liên kết với nhiều khía cạnh của quản lý kinh doanh, bao gồm tất cả các hoạt động được kiểm soát và chịu ảnh hưởng của các tổ chức tác động đến an ninh chuỗi cung ứng.

9 ISO 30000:2009 Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu cho hệ thống quản lý cho phép các cơ sở tái chế tàu phát triển và tiến hành thực hiện các thủ tục, chính sách và mục tiêu.

Các cơ sở có thể thực hiện các hoạt động tái chế tàu an toàn với môi trường tiêu chuẩn chuẩn quốc gia và quốc tế.

10 ISO 45001 Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, được áp dụng khá rộng rãi hiện nay.

Tiêu chuẩn giúp giảm gánh nặng cho doanh nghiệp bằng việc cung cấp một khuôn khổ để cải thiện cho nhân viên, giảm rủi ro tại nơi làm việc. Đồng thời đảm bảo tạo điều kiện làm việc tốt, an toàn hơn.

11 ISO 50001 Bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý năng lượng (EnMS) nhằm giúp các tổ chức sử dụng năng lượng hiệu quả hơn. 

Tiêu chuẩn ISO 50001 được sử dụng cho các tiêu chuẩn nổi tiếng khác như ISO 9001 hoặc ISO 14001, giúp quản lý năng lượng dễ dàng và nỗ lực tốt hơn về nâng cao chất lượng cũng như quản lý môi trường.

12 ISO/IEC 17025 Là bộ tiêu chuẩn quy định các yêu cầu nhằm đảm bảo năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (PTN)

Bộ tiêu chuẩn ISO 17025 bao quát tất cả các điều của ISO 9001 và bổ sung các yêu cầu kỹ thuật mà phòng thử nghiệm cần đáp ứng.

Lưu ý: Các tiêu chuẩn ISO đều được thực hiện tự nguyện, không bắt buộc. Nhưng khi doanh nghiệp áp dụng sẽ giúp cải thiện năng suất, quản lý hệ thống chất lượng hiệu quả. Đồng thời, đây cũng là căn cứ đảm bảo sự tin cậy, yên tâm cho khách hàng và cơ hội ra nhập thị trường quốc tế.

7. Hồ sơ và quy trình đầy đủ xin cấp giấy chứng nhận GMP

GMP Groups là một đơn vị tư vấn GMP và ISO chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn ISO, GMP, GSP. Chúng tôi đã hoàn thành nhiều dự án tư vấn ISO 9001, ISO 13485, ISO 15378, ISO 22000 cho các doanh nghiệp trên khắp Việt Nam. Dịch vụ tư vấn ISO của GMP Groups được thực hiện bài bản theo quy trình khoa học, đội ngũ chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm thực tế. 

Bạn có thể tham khảo quy trình tư vấn ISO tại GMP Groups sau đây:

quy trình tư vấn chứng nhận ISO tại GMP Groups

Quy trình tư vấn chứng nhận ISO tại GMP Groups

Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng, lập báo giá, kí kết hợp đồng.

Bước 2: Khảo sát thực tế, thực trạng quản lý tại doanh nghiệp.

Bước 3: Lập kế hoạch tư vấn, phân công nhiệm vụ cho bộ phận tư vấn.

Buớc 4: Đào tạo nhận thức, nội dung tiêu chuẩn ISO, xây dựng hệ thống tài liệu theo yêu cầu phù hợp với thực tế doanh nghiệp.

Bước 5: Ban hành hệ thống tài liệu và hướng dẫn áp dụng.

Bước 6: Đào tạo chuyên gia, hướng dẫn đánh giá nội bộ tại doanh nghiệp.

Bước 7: Hỗ trợ khắc phục những điểm chưa phù hợp trong đánh giá nội bộ và hoàn thiện hệ thống.

Bước 8: Hướng dẫn đăng kí, đánh giá chứng nhận với tổ chức chứng nhận và theo dõi đánh giá.

Bước 9: Nghiệm thu hợp đồng tư vấn.

Bước 10: Hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hệ thống trong quá trình hoạt động.

III. Dịch vụ tư vấn GMP và ISO đạt tiêu chuẩn quốc tế – GMP Groups

Dịch vụ tư vấn cấp giấy chứng nhận GMP tại GMP Groups

GMP Groups với đội ngũ nhân sự nhiều năm hoạt động trong các công ty tiêu chuẩn GMP, chúng tôi hiểu những trở ngại khó khăn của khách hàng trong hoạt động sản xuất tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và ISO. Vì vậy, GMP Groups cung cấp dịch vụ tư vấn GMP và ISO toàn diện, hỗ trợ các doanh nghiệp về tất cả các bước cho đến khi nhà máy đạt chứng nhận GMP và ISO.  

Dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công phòng sạch đạt chuẩn GMP và ISO

GMP Groups đảm bảo thiết kế đúng các tiêu chuẩn nguyên tắc của GMP và ISO. Dịch vụ thi công đảm bảo tính chính xác, đúng tiến độ, cập nhật thường xuyên cho chủ đầu tư qua hệ thống hình ảnh trực quan. 

Dịch vụ tư vấn, cung cấp máy móc, thiết bị sản xuất 

Đảm bảo tư vấn và cung cấp cho khách hàng hệ thống thiết bị đầy đủ của từng dây chuyền. Đi kèm với đó là hệ thống hồ sơ đánh giá – thẩm định đầy đủ đáp ứng các yêu cầu của GMP.

Dịch vụ thiết lập hệ thống hồ sơ tài liệu, quy trình thao tác chuẩn 

GMP Groups cung cấp cho khách hàng bộ hồ sơ tài liệu và quy trình hợp lý, đầy đủ nhất. Khách hàng hiểu rõ về hệ thống hồ sơ tài liệu, quy trình thao tác chuẩn tuân thủ nguyên tắc, hướng dẫn thực hành tốt. 

Dịch vụ đào tạo và hướng dẫn vận hành hệ thống quản lý chất lượng.

GMP Groups sẽ giúp khách hàng đào tạo đội ngũ nhân sự hiểu rõ về bản chất của GMP. Chúng tôi hướng dẫn đội ngũ nhân sự của khách hàng để vận hành và duy trì tốt hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn GMP. 

Lựa chọn dịch vụ tư vấn GMP và ISO của GMP Groups, quý doanh nghiệp sẽ nhận được tư vấn từ A – Z bởi đội ngũ chuyên nghiệp, thái độ tận tâm và chi phí dịch vụ hợp lý nhất. Với GMP Groups, mỗi dự án là một sứ mệnh, mỗi doanh nghiệp là một đối tác. GMP Grousp luôn tư vấn dựa trên quan hệ đối tác tin cậy và hướng tới hiệu quả kinh tế.

Liên hệ ngay với GMP Groups nếu quý doanh nghiệp cần tư vấn GMP và ISO:

CÔNG TY CỔ PHẦN GMP GROUPS

Địa chỉ: Lô LK20.8, KĐT Sinh thái Ecoriver, Phường Hải Tân, Tp. Hải Dương, Tỉnh Hải Dương.

Hotline: 0945.255.457- Web: https://gmpgroups.com.vnEmail: info@gmpgroups.com.vn